Đội ngũ cộng tác viên cựu học

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 39 - 41)

1945: Đình bản Phổ Thông Bán Nguyệt San.

1.3.2.1 Đội ngũ cộng tác viên cựu học

Đội ngũ cộng tác viên cựu học (bút lông) là những người trưởng thành trong nền giáo dục Hán học, am hiểu sâu sắc nền văn hóa truyền thống. Trong đội ngũ này đáng chú ý có các tên tuổi như Mai Đăng Đệ, Phan Kế Bính, Sở Bảo Doãn Kế Thiện, Nhượng

Tống, Nguyễn Can Mộng, Phan Khôi, Tản Đà, Trúc Khê Ngô Văn Triện, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc, J.Leiba Thanh Tùng Tử... Nguyễn Đỗ Mục tham gia cộng tác với nhà Tân Dân từ khi còn trứng nước (thời kì Tân Dân thư quán) bằng việc dịch các tiểu thuyết Tàu như Hồng nhan đa truân, Chiếc bóng song the, Vợ tôi,

Chồng tôi, Thuyền tình bể ái... Khi nhà xuất bản Tân Dân chính thức thành lập Nguyễn

Đỗ Mục vẫn là một cộng tác viên tích cực trong vài trò một nhà dịch tiểu thuyết Tàu (với đủ thể loại từ ái tình tiểu thuyết, xã hội tiểu thuyết, giáo dục tiểu thuyết cho đến kiếm hiệp tiểu thuyết) và viết sách nghiên cứu văn học cổ với các sách có giá trị như Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải (P.T.B.N.S số 144, 148), Bích câu kỳ ngộ dẫn giải (P.T.B.N.S số

156), Quốc sử diễn ca dẫn giải (Phổ Thông chuyên san số 4, 1943), Phi châu yên thủy

sầu thành lục (T.T.T.B 1935), Cô gái quần đỏ... và hàng loạt các bài viết đăng trên Ích

Hữu ở mục Dịch sách nước ngoài. Các bài viết này tập trung vào các cách trị nước của các bậc vua chúa thời xưa, từ đó luận bàn về cách cứu quốc dân nên theo đường xưa hay không, luận bàn về Phật học, Khổng học....

Trong số các cộng tác viên vừa kể trên, chúng tôi xin dành riêng một vị trí ưu ái cho Nguyễn Triệu Luật bởi vai trò và vị trí của ông trong nhà Tân Dân là khá đặc biệt. Cùng với Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật là cây bút tiểu thuyết lịch sử thứ hai của nhà Tân Dân và có một lối viết khác hẳn so với Lan Khai. Hơn thế nữa, Nguyễn Triệu Luật có rất nhiều bài viết luận bàn sâu sắc về phát triển nền văn hóa Việt Nam đăng tải trên tạp chí Tao Đàn.

Về tiểu sử, Nguyễn Triệu Luật sinh ra trong một gia đình khoa bảng, quan lại ở làng Du Lâm, Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông từng đi dạy học rồi sau có tham gia chính trị (tham gia tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng) và bị Pháp bắt giam. Sau khi được tha, Nguyễn Triệu Luật bị buộc thôi việc dạy học và ông chuyển hẳn sang công việc viết văn, làm báo. Hầu hết những tác phẩm và bài báo của ông đều đăng trên các cơ quan ngôn luận của nhà Tân Dân. Nguyễn Triệu Luật mất tích vào năm 1946 và cho đến nay không ai rõ về ông kể từ sau thời gian đó.

Trong nhóm Tân Dân, Nguyễn Triệu Luật là một nhà tiểu thuyết lịch sử có một lối viết khác hẳn so với Lan Khai. Hai nhà văn lịch sử có hai phong cách khác nhau hoàn toàn. Những tác phẩm quan trọng nhất của Nguyễn Triệu Luật có thể kể đến là Hòm

đựng người (P.T.B.N.S 1937), bộ ba tiểu thuyết Bà chúa chè, Loạn kiêu binh, Chúa Trịnh Khải (Tủ sách Những tác phẩm hay, 1938-1939-1940), Ngược đường trường thi

(P.T.B.N.S số 46), Rắn báo oán (P.T.B.N.S số 85), Bốn con yêu và hai ông đồ (P.T.B.N.S số 134)...

Không chỉ là một nhà tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Triệu Luật còn là một nhà nghiên cứu văn hóa, học thuật lớn. Các bài viết quan trọng nhất của ông được đăng trên tạp chí Tao Đàn. Những vấn đề mà Nguyễn Triệu Luật quan tâm thực sự có ý nghĩa đối với lịch sử văn hóa của dân tộc: cải cách chữ quốc ngữ, điển chế văn tự, gây dựng nền văn hóa riêng cho dân tộc Việt... Những bài viết tiêu biểu chúng tôi xin lược kể tên gồm

Điển chế văn tự (Tao Đàn số 2), Một ý kiến thô sơ về cách điển chế văn tự (Tao Đàn số

4), Làm sao mà gây được một nền văn hóa riêng của dân tộc Việt Nam? (Tao Đàn số 5),

Một cách để gây cho dân tộc ta một cái nguyên tắc tinh thần (Tao Đàn số 6), loạt bài Vấn

đề cải cách chữ quốc ngữ (Tao Đàn số 11, 12, 13)...

Do giới hạn về dung lượng luận văn, toàn bộ các cộng tác viên thuộc nền học vấn Hán học còn lại của nhà Tân Dân chúng tôi xin có phụ lục chi tiết về các tác phẩm của đội ngũ nhà văn này.

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w