Hôn nhân, gia đình và tình yêu đôi lứa

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 72 - 84)

1945: Đình bản Phổ Thông Bán Nguyệt San.

2.2.1 Hôn nhân, gia đình và tình yêu đôi lứa

Đây là đề tài phổ biến được hầu hết các nhà văn trong nhóm Tân Dân tập trung khai thác. Từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến kịch, thơ... thể loại nào cũng hướng về các đề tài hôn nhân, gia đình và tình yêu đôi lứa với những cách tiếp cận khác nhau.

Trước hết, hôn nhân, gia đình được nhìn nhận như là sự đấu tranh giữa cũ và mới, những tư tưởng tiến bộ và những quan niệm lạc hậu, cổ hủ mà ở đó sự thua thiệt bao giờ cũng thuộc về người phụ nữ. Chúng tôi xin được điểm qua những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về chủ đề này. Trước tiên cần nhắc đến tiểu thuyết Cô giáo Minh, tác phẩm đã phơi bày sự mâu thuẫn giữa mẹ chồng – đại diện cho cái cũ, nếp sống cũ, với Minh – người thuộc lớp mới dẫn đến những bi kịch trong gia đình mà Minh là người phải chịu thiệt thòi; cũng cùng chủ đề này Nguyễn Công Hoan còn có tiểu thuyết Nợ nần kể về cuộc đời

bà Thuyết, một người vợ hiền, dâu thảo, một người mẹ rất mực thương con song phải chịu biết bao cay đắng, khổ nhục. Bà lấy phải người chồng suốt ngày cờ bạc, rượu chè, thuốc phiện sau còn lấy lẽ. Hắn ta không những ăn cắp tiền của vợ mà còn đánh đập vợ, cho đến một ngày hắn tự tử để lại cho vợ đứa con thơ. Bà Thuyết sớm hôm tần tảo nuôi con nhưng thằng con lại giống hệt tính ông bố, cũng lao vào con đường rượu chè, cờ bạc, gái điếm. Bà Thuyết cuối cùng chết vì bệnh tả mà không có con cái bên cạnh. Ngoài hai tiểu thuyết trên, ở thể loại truyện ngắn Nguyễn Công Hoan cũng có nhiều tác phẩm viết về chủ đề gia đình trong đó chủ yếu đả kích sự ăn ở bất hiếu của con cái đối với cha mẹ (Báo hiếu trả nghĩa cha, Báo hiếu trả nghĩa mẹ), vạch trần thủ đoạn đê tiện của những ông chồng dùng thân xác vợ để làm đường tiến thân (Xuất giá tòng phu)... Cùng mạch về

chủ đề gia đình mà trong đó những người phụ nữ là nạn nhân của những nếp sống cũ, lạc hậu có thể kể đến tiểu thuyết Khói hương của Từ Ngọc. Tiểu thuyết Khói hương thông qua số phận của Thủy và gia đình bà Tuần đã lên án gia đình quan lại phong kiến đề cao vấn đề người nối dõi mà hắt hủi những người phụ nữ kém may mắn về đường con cái, đồng thời cũng lên án sự áp đặt nghiệt ngã chuyện hôn nhân lên con cái mà không quan tâm tới tình yêu thực sự của họ. Kết thúc tác phẩm là cái chết của Thủy và sự ra đi đến một chân trời mới của Minh – chồng Thủy, con trai bà Tuần, sang thế giới Âu Mỹ quyết theo những điều văn minh và đoạn tuyệt với những thành kiến cổ hủ. Một tác phẩm khác rất tiêu biểu cho vấn đề giải phóng phụ nữ khỏi những áp bức gia đình chính là tiểu thuyết Trở vỏ lửa ra của Phan Khôi đăng trên Phổ Thông Bán Nguyệt San số 41. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Phan Khôi nhưng ngay khi ra đời đã thu hút được sự chú ý của độc giả do khả năng am hiểu sâu sắc tâm lí nhân vật, lối kể chuyện mạch lạc và ngôn ngữ mang đậm dấu ấn địa phương (vùng Quy Nhơn) gây hấp dẫn với người đọc. Thông qua số phận của nhân vật Nghi, một cô gái thông minh, giàu nghị lực và có một ý chí mạnh mẽ nhưng cuối cùng đành bỏ lại tất cả khi gần tới cái đích cuối cùng bằng một cái chết thương tâm. “Trở vỏ lửa ra là tiếng kêu uất ức của người phụ nữ bị câu thúc trong hệ tư tưởng gia trưởng, quyền huynh thế phụ, không được tự do lo liệu lấy cuộc đời mình” [3, tr.875].

Tuy nhiên, không phải các nhà văn trong nhóm Tân Dân đều nhìn nhận các mối quan hệ trong gia đình theo chiều hướng tha hóa hay tiêu cực. Rất nhiều tác phẩm đã viết về gia đình, hôn nhân và tình yêu bằng sự ngợi ca đức hi sinh của cá nhân cho gia đình. Đó là trường hợp các tiểu thuyết Tà áo lụa của Thanh Châu, Cô Nhung của Lưu Trọng Lư, Người anh cả, Tôi là mẹ, Một người cha... của Lê Văn Trương, Cô Dung của Lan Khai và Dứt tình của Vũ Trọng Phụng. Trong tiểu thuyết Tà áo lụa dù Phương vẫn tha thiết yêu Bình nhưng Bình không thể yêu lại Phương vì cô đã có chồng. Kết thúc câu chuyện là cảnh Phương chăm sóc đứa con bên nôi, nàng dựa vào đứa con để quên đi tình yêu với Bình để giữ hạnh phúc gia đình và dần quen đi với sự vắng mặt của Quý, chồng nàng. Cô Nhung trong tiểu thuyết Cô Nhung của văn sĩ Lưu Trọng Lư đã tự nguyện chôn

nén tình yêu ban đầu của mình với Đông để sống với bổn phận và nghĩa vụ của một người vợ với chồng. Nhung đã thay đổi từ một cô gái ngây thơ, lãng mạn để trở thành một người vợ trang nghiêm. Nhân vật Dung trong Cô Dung của Lan Khai cũng là một sự hi sinh hạnh phúc đầy cao cả của riêng mình (từ chối tình yêu với Kính) để giữ trọn đạo vợ chồng (mặc dù chồng nàng, Nhuận, đã chết) và làm tròn trách nhiệm của một người mẹ với các con của mình. Tiểu thuyết Dứt tình của Vũ Trọng Phụng cũng đề cập đến một sự đoạn tuyệt của người phụ nữ với tình yêu để quay trở về với gia đình của mình. Rõ nét hơn cả là những tiểu thuyết của Lê Văn Trương đã đề cập đến gia đình như là một điều vô cùng thiêng liêng và các cá nhân phải từ bỏ mọi quyền tự do để hướng về gia đình, phải hi sinh cho gia đình ấy và những cá nhân đó đều là anh hùng. Tiểu thuyết Người anh cả ngợi ca sự quên mình của Vượng. Bố mẹ mất sớm để lại cho Vượng ba người em nhỏ

dại là Đạt, Thịnh và Nhàn. Chàng đã hi sinh con đường học hành để đi làm sớm kiếm tiền lo cho các em chu tất, đàng hoàng. Vượng hi sinh từ thói quen hút thuốc đã thành nghiện, nhịn ăn sáng, không dám góp tiền ăn chơi hay hát cô đầu với anh em bè bạn để tiết kiệm tiền mua quần áo cho hai em, hi sinh cả tình yêu của mình dành cho em trai...Có thể nói Vượng đã làm quá cả trách nhiệm của một người cha, một người mẹ đối với những đứa con. Cuối cùng Thịnh cũng thành đạt làm quan, Nhàn lấy được chồng cũng làm lên tới bà huyện. Nhưng hai người em đã vô tâm bỏ lại Vượng trong cô đơn, nghèo đói, hắt hủi Vượng vì anh yêu một gái cô đầu. Vượng quan niệm đã là người anh cả trong gia đình thì phải quên đi bản thân mình, chàng nói: “Tôi cho trong gia đình, ai cũng có thể nghĩ đến mình, duy có người anh cả là không thể” [60, tr.745] và cả cuộc đời chàng thực sự đã thực hiện theo đúng điều đó. Khi bị các em hờ hững, bỏ rơi, Huệ (vợ Vượng) trách cứ thì chàng mắng vợ: “Mình nên nhớ, đã là kẻ bề trên thì chỉ biết có sự trông xuống mà chẳng cần đến sự kẻ dưới trông lên” nghĩa là chàng không cần các em phải đền đáp lại sự hi sinh của chàng dành cho họ. Tác phẩm kết thúc bằng việc vợ chồng Vượng chuyển vào Sài Gòn sống mà không hề có một chút trách cứ, oán hận nào từ chàng. Việc chàng ra đi cũng không hẳn là vì cuộc sống riêng của vợ chồng chàng mà là sự hi sinh lần cuối cùng để không làm tổn hại đến thanh danh các em do việc chàng lấy cô đầu làm vợ. Hai tiểu

thuyết Tôi là mẹ và Một người cha (được Lê Văn Trương đặt là Tiểu thuyết xây dựng gia đình) đều là sự ca ngợi sự hi sinh cao độ của một người vợ, người mẹ, một người chồng, người cha tất cả vì sự yên ấm và tồn tại của gia đình. Vân (Tôi là mẹ) và Vũ Đại (Một

người cha) đều quên đi sự hạnh phúc riêng của bản thân để vì hạnh phúc của con. Vì con

Vân từ chối tình yêu chân thành và say đắm của y sĩ Tùng mặc dù hoàn cảnh của nàng vô cùng khó khăn, chồng thì chết để lại cho nàng một nách ba đứa con thơ dại nơi đất khách quê người. Vì con mà Vũ Đại quên đi sự phản bội của người vợ đã lừa dối mình để dan díu, cặp tình nhân với chính người bạn mình. Vân và Vũ Đại đều là biểu tượng cao cả của tình mẫu tử, phụ tử trong gia đình. Có thể nói Vượng, Nhung, Dung, Đại, Vân... đều là những hình mẫu tiêu biểu cho sự hi sinh quyền lợi, hạnh phúc cá nhân để giữ gìn và bảo vệ hạnh phúc gia đình, làm tròn trách nhiệm và bổn phận mà mình được trao.

Đề tài tình yêu trong sáng tác văn chương đã trở thành kinh điển. Các nhà văn trong nhóm Tân Dân cũng để lại một số lượng tác phẩm rất lớn viết về tài này. Đầu tiên chúng tôi xin nhắc đến những sáng tác của Lan Khai về đề tài tình yêu vì ông đã mang lại cho văn học một không khí mới lạ với những con người, không gian, cảnh vật khác lạ nơi vùng cao Bắc Việt. Những tác phẩm viết về tình yêu đôi lứa của Lan Khai hướng đến những nhân vật là đồng bào dân tộc miền núi với tất cả những nét hồn nhiên, chất phác và mãnh liệt thực sự đã góp phần làm phong phú cho văn chương, nó thoát ra khỏi những mẫu nhân vật là những nàng tiểu thư lá ngọc cành vàng, những chàng công tử hay văn sĩ nơi thị thành hoa lệ. Chúng tôi xin nhắc đến bộ ba tác phẩm Mọi rợ, Tiếng gọi nơi ràng

thẳm và Hồng Thầu. Trước tiên chúng tôi chú ý đến tiểu thuyết Tiếng gọi nơi rừng thẳm

đăng trên Phổ Thông Bán Nguyệt San số 45 năm 1939. Đây là một câu chuyện tình yêu tay ba đẹp và lãng mạn giữa một cô gái người Mán với một chàng trai người Kinh và một chàng trai người Thổ: Peng Lang – Hoài Anh – Cang Ngrào. Cang Ngrào yêu Peng Lang bằng một tình yêu mãnh liệt nhưng lại giản đơn và thô mộc như chính tâm hồn của chàng. Trong sự đau đớn tột cùng vì mất Peng Lang chàng Cang Ngrào chỉ biết hát lên những câu hát đầy mộc mạc:

Anh yêu em như chén rượu đầy,

Nhưng, chén rượu mà nhơ bẩn, anh quyết đổ ngay chẳng đoái! Cần tầu lá, lên rừng tìm cây chuối,

Lá rách rồi, còn lấy chuối làm chi?

Có tiếc, là tiếc những lời hẹn ước mọi khi,

Chỉ vì em, mà nó đã theo dòng nước trôi đi đàng nào!...

Ngược lại Hoài Anh đã chiếm được tình yêu của Peng Lang bằng những cử chỉ và lời nói lãng mạn, những điều lạ lẫm nơi phồn hoa đô hội mà chàng mang đến nơi động người Mán. Hoài Anh đã suy nghĩ những điều sau về Peng Lang: “ Mà Peng Lang chẳng qua cũng chỉ là một cô gái Mán. Cũng như cảnh vật mà nơi cô sinh trưởng, Peng Lang tính tình cổ lỗ, mọi rợ quá, thực thà đến nỗi thành ngơ ngẩn. Cô có cái tâm hồn của cây sậy, chỉ một con chim sâu bay vụt qua cũng đủ làm cho rung động lên ngay. Cô lại có cái vui của con khướu, tuy nhởn nhơ cười cợt nhưng hồ ai lại gần là bay vụt đi xa...” [50, tr.127]. Đó cũng chính là những nét tính cách riêng biệt trong nữ nhân vật riêng của Lan Khai ta khó mà có thể tìm thấy ở các sáng tác của các nhà văn khác đương thời. Chính do sự ngây thơ, cả tin Peng Lang đã ngả vào vòng tay Hoài Anh mà quên đi Cang Ngrào nhưng đến khi sống thực sự trong cái không gian đầy sự mới lạ, tiện nghi nơi thành thị Peng Lang chợt nhận ra rằng nàng không thuộc về thế giới đó. Sau đêm tân hôn Peng Lang càng thấm thía hơn hết cái tình của mình với quê hương bản quán. “Đã đành nàng yêu Hoài Anh lắm nhưng bảo nàng bỏ cảnh Sơn lâm thì nàng thực không thể sao bỏ được. Những lời êm ái dù đằm thắm đến đâu cũng chẳng bằng tiếng con vàng anh hót giữa khoảng trời yên lặng. Những sự nâng niu êm ái đến bậc nào cũng vẫn kém làn gió xuân êm dịu thoáng qua trên khuôn mặt vuốt ve hai vò má hồng hồng... và, miếng cao lương sao có thể thay hẳn được những giờ mơ mộng bên bờ xuối xanh”. Peng Lang đã quyết định rời xa Hoài Anh để trở về với làng bản. Kết thúc câu chuyện là cảnh chiếc xe ô tô bỏ lại hai cha con Peng Lang nơi đầu bản rồi chạy tiếp đi “cuốn theo một cơn lốc bụi

đường, cuốn theo cả những cái ham muốn sai lầm của cô thôn nữ chất phác ngây thơ”. Câu chuyện tình yêu tay ba kết thúc không theo lối có hậu, Cang Ngrào chết trong một tai nạn, Peng Lang bỏ Hoài Anh tìm về chốn động Mán nhưng điều để lại trong tâm trí độc giả là những suy nghĩ, tình cảm mộc mạc thơ ngây, những nét tính cách có phần ngây ngô, nhẹ dạ trong tình yêu của một lớp người nơi vùng cao. Vũ Ngọc Phan cũng nhận xét tình yêu trong Tiếng gọi nơi rừng thẳm là chuyện tình của hai tâm hồn đều chứa chất tình yêu nhưng “một đằng phức tạp” (tức Hoài Anh) còn một đằng “vô cùng chất phác” (Peng Lang và tình yêu của Cang Ngrào dành cho Peng Lang). Cùng năm 1939 Lan Khai cho xuất bản truyện vừa Mọi rợ (đến 1940 in lại đổi thành Dấu ngựa trên sương) đăng làm nhiều kì trên Tao Đàn (từ số VI đến số XIII). Mọi rợ là câu chuyện tình yêu mãnh liệt nhưng đầy tội lỗi giữa Tum Điang và Tsi Na. Tum Điang và Tsi Na là hai anh em ruột, ông bố bị tai nạn chết đột ngột hai em em phải tự xoay sở kiếm sống. Để lo tang cho bố hai người mắc nợ Tô Chố. Trong một lần lên nương, chứng kiến cảnh hoan lạc giữa hai con khỉ, do thiếu hiểu biết và sống bản năng Tum Điang và Tsi Na đã phạm tội loạn luân. Sau buổi đó Tum Điang nhìn Tsi Na như một người đàn bà, người tình mà không phải là em gái. Tuy nhiên Tô Chố lại yêu Tsi Na và hắn dùng món tiền cho nợ để ép Tum Điang gả Tsi Na gạt nợ cho hắn. Mặc dù phản ứng dữ dội để bảo vệ tình yêu, không cho Tsi Na rơi vào tay Tô Chố, thậm chí Tum Điang dám đánh lại cả Tô Chố nhưng với sự ngây ngô, sợ hãi bị đi tù cuối cùng Tum Điang cũng phải nhờ người đánh tiếng gả Tsi Na cho Tô Chố. Kết thúc câu chuyện là việc Tum Điang đi qua liếc mắt vào cửa buồng Tsi Na và khẽ thở dài: “Ừ, thì cũng đành phải bằng lòng vậy chứ sao!”. Đây là một câu chuyện tình yêu đầy bản năng, tồn tại trong những cộng đồng còn hoang sơ, nơi văn minh chưa soi ánh sáng tới, mãnh liệt, ngây thơ nhưng đầy tội lỗi và chỉ tồn tại trong thế giới mọi rợ. Tác phẩm cuối cùng mà chúng tôi đề cập chính là Hồng Thầu viết về chuyện tình yêu kì lạ của 2 chàng trai người Kinh là Khôi và Cơ, lạc vào thế giới xa lạ, đầy bí hiểm và bất ngờ của người Dao. Ở đó “các cô thiếu nữ tự nhiên ríu rít lên như một đàn chim. Mắt họ sáng ngời, má họ ửng đỏ, miệng họ tươi cười”, “tuy áo chàm chân không mà tươi đẹp lạ lùng”. Những cô gái ở động Dao xing đẹp đó đến với tình yêu một cách hết sức tự

nhiên và lạ lùng. Họ sẽ cùng vào tắm chung với những người đàn ông, sau đó họ mang ra những chiếc ghế, người đàn ông nào chọn ghế của họ ngồi sẽ là chồng họ. Do không biết phong tục Khôi và Cơ đã lấy vợ trong một tình huống trớ trêu như thế. Sống một thời gian trong động người Dao, Khôi và Cơ đã có con nhưng họ vẫn quyết tâm tìm mọi cách trốn khỏi nơi này. Và họ đã lập mưu thành công, trốn thoát được sự canh phòng hết sức cẩn mật của dân làng. Tuy nhiên, đó lại là hành động làm cho Khôi ân hận suốt cuộc đời anh. Anh đâu biết rằng người con gái Dao đó đã yêu anh và chết vì anh. Hình tượng người phụ nữ Dao chờ chồng đến chết được Lan Khai khắc họa như một bức tượng vọng

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w