Quan điểm và chủ trương sáng tác của các nhà văn trong nhóm Tân Dân

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 95 - 98)

1945: Đình bản Phổ Thông Bán Nguyệt San.

3.1.1 Quan điểm và chủ trương sáng tác của các nhà văn trong nhóm Tân Dân

Tuyên ngôn sớm nhất của Tân Dân chính là lời nói đầu đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 1. Như chúng tôi đã phân tích ở phần trước, về cơ bản Tân Dân dung nạp rất nhiều xu hướng, khuynh hướng và chủ nghĩa văn học khác nhau miễn các tác phẩm viết ra đáp ứng được yêu cầu cơ bản nhất là “ảnh hưởng sâu xa, tốt đẹp cho tri thức, cho học vấn, cho đạo đức, cho sự lịch duyệt của người đọc” và phải là “một cái lợi khí của giáo dục”. Điều này cũng thể hiện rõ trong sự ưu tiên của ban biên tập khi chọn dịch những tiểu thuyết Âu Mỹ cũng phải là giáo dục tiểu thuyết. Thấp thoáng trong lời tuyên ngôn này chúng ta nhận thấy một mô hình đạo đức truyền thống, lễ giáo sẽ được ứng dụng vào trong việc tuyển chọn để đăng tải các sáng tác trên các cơ quan ngôn luận của nhà Tân Dân. Lãng Nhân Phùng Tất Đắc từng gọi tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy là “tờ báo của mọi gia đình lễ giáo”. Những nhà văn tham gia tích cực nhất trong nhóm Tân Dân thì những sáng tác của họ cũng mang đậm tư tưởng này: Ngọc Giao – nhà văn đạo lý; Lê Văn Trương – đề cao trách nhiệm người làm cha, làm mẹ, làm anh, làm chồng; Nguyễn Công Hoan – không đoạn tuyệt mà dung hòa với nền đạo đức cũ... Trên Truyền Bá số ra đầu tiên, trong lời mở đầu, chủ trương của ban biên tập trong nhóm Tân Dân vẫn là xuất bản những tác phẩm nhằm mục đích giáo dục, “đều quy vào một mục đích này: Giáo dục” và tự nhận mình là tờ báo của “những gia đình lễ giáo”.

Tuy nhiên, như một sự đột biến và cũng là một may mắn cho lịch sử văn học hiện đại Việt Nam trước 1945, đó là việc nhóm Tân Dân cho ra đời Tạp chí Tao Đàn (3/1939).

Tôn chỉ hoạt động của nhóm được nêu trong bài Cùng bạn đọc đã nói rất rõ rằng: Mục

đích ra đời của Tao Đàn là xây dựng một nền văn chương nghệ thuật thực sự của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, nằm trong chủ trương chung từ đầu, bộ biên tập Tao Đàn không chủ trương khuyến khích hay độc quyền một tư tưởng, khuynh hướng văn chương, văn hóa nào mà muốn là nơi thâu nạp tất cả các trào lưu, khuynh hướng nghệ thuật miễn là nhằm mục đích gây dựng nền văn hóa cho quốc dân, nói theo ngôn ngữ ngày nay chính là sự thống nhất trong đa dạng. Có thể nói đây là một chủ trương đúng đắn và phù hợp của nhóm Tân Dân muốn hiện thực hóa thông qua Tạp chí Tao Đàn. Xét trong bối cảnh lịch sử và văn hóa lúc đó, cả nhân loại bắt đầu lâm vào đại chiến thế giới lần 2, một bầu không khí căng thẳng bao trùm thì còn biết trông đợi riêng gì vào một tư tưởng, một khuynh hướng nào để cứu dân tộc. Nhóm Tân Dân chủ trương thông qua Tao Đàn để có thể tập hợp thành một mặt trận chung, nơi các tư tưởng được phô bày, được cọ xát mà từ đó tìm ra cái tối ưu nhằm gây dựng nền văn hóa thực sự của dân Việt Nam. Tao Đàn đã bám sát và thực hiện sát sao tôn chỉ này của mình trong suốt thời gian tồn tại của nó.

Ngoài những tuyên ngôn mang tính mục đích rõ ràng như ở Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Tạp chí Tao Đàn, Truyền Bá.. thì còn rất nhiều các bài viết thể hiện quan điểm và ý kiến của các nhà văn (trong nhóm hay cộng tác viên) được đăng tải trên các cơ quan ngôn luận của Tân Dân. Chúng tôi không nói rằng đây là chủ trương của nhóm Tân Dân nhưng phải nhìn nhận rằng, vì sao mà các bài viết này lại xuất hiện trên các cơ quan ngôn luận của nhóm. Rất nhiều vấn đề quan trọng về văn học đã được đăng tải, tranh luận trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Tạp chí Tao Đàn. Đó là các bài viết: Câu chuyện văn chương tả chân chủ nghĩa; Hai cái quan niệm về văn học; Nghệ thuật với đời người; Văn học bình dân

của Thiếu Sơn đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy; Triết lý sức mạnh và văn chương đăng trên Ích Hữu và Phổ Thông Bán Nguyệt San; các bài viết Cần phải có một thứ văn chương mạnh mẽ hơn; Tìm cái đẹp trong tự nhiên là nghệ thuật, tìm cái đẹp trong nghệ thuật là phê bình; Xem truyện thần tiên thì có sao? của Hoài Thanh trên Tiểu Thuyết Thứ

Bảy.... Trong số những bài viết, tranh luận đó chúng tôi đặc biệt chú ý hơn tới bài viết

và bài Triết lí sức mạnh và văn chương tranh đấu của Lê Văn Trương đăng trên Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu số 1 ra ngày 16/2/1938.

Trong bài Văn học bình dân Thiếu Sơn đã nêu lên một khiếm khuyết lớn của văn học cũ, đó là dựa trên sự phân chia xã hội thành hai dạng người quân tử và tiểu nhân mà theo đó “văn học của ta từ trước tới nay thuần là một thứ văn học quỷ quái, một thứ văn trưởng giả, không hề nói tới cái sinh hoạt, cái hoàn cảnh, cho đến những tính tình cảm giác của hạng lao động bình dân”. Theo Thiếu Sơn nếu nhà văn hiện nay cứ theo cái đà đó, chỉ quan tâm đến cuộc sống trưởng giả, phong lưu đài các của tầng lớp trên của xã hội là một thiếu sót lớn, không hình dung hết được bộ mặt sinh hoạt của loài người. Thiếu Sơn cho rằng, viết văn học bình dân không phải là nhằm đánh đổ dòng văn học phong lưu đài các mà chỉ là làm cho nền văn học được trở nên hoàn toàn. Nếu các văn sĩ đương thời thay vì hô hào suông trên báo chí mà hãy hiện thực hóa bằng những tác phẩm cụ thể thì đó là “một bước tiến dài trên đường tiến hoá” của văn học dân tộc. Tác phẩm được xem là mở đầu cho dòng văn học bình dân chính là tập truyện Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan (Hải Triều, Kép Tư Bền, T.T.T.B số 62).

Nếu trong bài Văn học bình dân thái độ của Thiếu Sơn với văn chương phong lưu đài các tức văn chương lãng mạn còn là sự thỏa hiệp, coi như là hai mặt của đời sống văn học thì Lê Văn Trương trong bài Triết lí sức mạnh và văn chương tranh đấu đã có một thái độ cực lực đấu tranh với văn chương lãng mạn. Ông đòi thủ tiêu và xóa bỏ dòng văn học sai lầm này. Lê Văn Trương cho rằng văn học lãng mạn chỉ là “văn chương phù phiếm, không có những tư tưởng đấu tranh lợi ích thiết thực cho sự tiến bộ của xã hội, không quan hệ gì đến những thăng trầm của giống nòi”. Theo Lê Văn Trương thì Tự lực văn đoàn chính là đại biểu tiêu biểu nhất của dòng văn học lãng mạn cần phải “đả đảo”, “đánh đổ”, “thủ tiêu hiểm tượng ấy”, “bài trừ di họa ấy”. Từ triết lí sức mạnh, Lê Văn Trương đề xuất văn chương tranh đấu. Văn chương tranh đấu là phải là những áng văn đầy hào khí, bất hủ như Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Đại cáo

bình Ngô của Nguyễn Trãi. Văn chương tranh đấu sẽ làm cho dân tộc Việt Nam được trở

Bài Văn học bình dân được chọn đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy – cơ quan ngôn luận của nhóm Tân Dân – hoàn toàn không phải là một ngẫu nhiên khi chúng tôi thấy rằng hầu hết các nhà văn trong nhóm hoặc cộng tác với nhóm đều là những trí thức trung lưu và những tác phẩm của họ viết ra có một số lượng rất lớn là viết về những hạng bình dân, dưới đáy xã hội mà trong đó nhiều tác phẩm sau này được thừa nhận là đỉnh cao trong dòng văn học hiện thực. Bài Triết lí sức mạnh và văn chương tranh đấu không hẳn là một tuyên ngôn đại diện cho toàn bộ nhóm Tân Dân nhưng rõ ràng nó là một thứ đặc sản của riêng nhóm này với đại diện tiêu biểu là Lê Văn Trương. Nói đến Lê Văn Trương người ta nói ngay đến triết lí sức mạnh và mẫu nhân vật người hùng – hiện thân của triết lí sức mạnh.

Tóm lại, xét về chủ trương, quan điểm sáng tác của nhóm Tân Dân có thể thấy mục đích tối thượng là gây dựng một nền văn chương lành mạnh phù hợp với đạo đức truyền thống, không phân biệt nhóm phái, khuynh hướng, trào lưu văn chương.

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w