1945: Đình bản Phổ Thông Bán Nguyệt San.
1.3.1.5 Lê Văn Trương
Lê Văn Trương (1906 - 1964) là nhà văn trụ cột của nhóm Tân Dân với một số lượng tác phẩm đồ sộ đăng trên Phổ Thông Bán Nguyệt San, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Truyền Bá... Ông cũng là một trong những người quản lý trong nhóm Tân Dân với vai trò là chủ bút tờ Ích Hữu (từ số 94 năm 1937).
Cho đến nay, Lê Văn Trương là một nhà văn giữ vị trí kỉ lục về số lượng tác phẩm đã viết trong văn học Việt Nam hiện đại. Theo một số liệu thống kê thì toàn bộ trước tác của ông vào khoảng hơn 200 tác phẩm mà chủ yếu là thể loại tiểu thuyết. Phần lớn trong số này được in và xuất bản trên các cơ quan ngôn luận của nhóm Tân Dân. Tác phẩm đánh dấu sự tham gia của Lê Văn Trương vào nhóm Tân Dân là truyện dài Cô Tư Thung
đăng trên Phổ Thông Bán Nguyệt San số 2 ngày 1 tháng 1 năm 1937.
Có thể nói trong số các nhà văn hiện đại Việt Nam tính từ thập niên 30 của thế kỉ XX đến nay thì Lê Văn Trương là người có một tiểu sử đa dạng và hấp dẫn nhất bởi “số kiếp lênh đênh, ly kì” (Triệu Xuân). Xuất thân trong một gia đình Hán học, lớn lên theo học trường Tây (trường Bưởi – Lycée du Protectorat) rồi tham gia bãi khóa chống lại sự sỉ nhục của hiệu trưởng người Pháp với sinh viên Việt dẫn đến bị đuổi học. Rời ghế nhà trường, ông tự học tiếp và thi vào ngành bưu điện. Ông từng làm công chức bưu điện tại Phnôm Pênh, rồi Mongkolboray (Cămpuchia). Tiếp đó ông mở đồn điền rồi làm thầu khoán, xây dựng tại Campuchia, thậm chí tham gia cả việc buôn lậu và hàng quốc cấm. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm ông phải hồi hương. Và ông bắt đầu ôm mộng làm báo viết văn. Bút danh đầu tiên của ông là Cô Lý.
Trong giai đoạn văn học 1932 – 1945 có thể nói Lê Văn Trương đã làm nên một hiện tượng văn học độc đáo. Với số lượng tác phẩm lớn, xuất hiện liên tục trên các cơ quan ngôn luận chiếm lĩnh thị trường văn học lớn lúc bấy giờ, quả thực Lê Văn Trương đã có một tác động lớn đến thị hiếu của các tầng lớp độc giả đương thời. Tuy nhiên, để đánh giá một nhà văn thì số lượng tác phẩm cũng chỉ là một tiêu chí phụ, quan trọng là những tác phẩm anh ta viết ra có thực sự giá trị không. Đối với Lê Văn Trương, xung quanh ông có rất nhiều các ý kiến khác nhau, khen có, chê bai có. Tuy nhiên, phải đặt trường hợp Lê Văn Trương vào đúng thời đại mà ngòi bút này hình thành và phát triển chúng ta mới có cái nhìn thật khách quan.
Lê Văn Trương viết rất nhiều tiểu thuyết và các truyện vừa nhưng về cơ bản có thể phân chia ra làm ba loại gồm: 1) Loại tiểu thuyết viết về đề tài “trai tứ chiếng gái giang hồ” mà tiêu biểu là Cô Tư Thung (P.T.B.N.S số 2), Cánh sen trong bùn (P.T.B.N.S số 51, 52), Trường đời (P.T.B.N.S số 73, 74, 75), Tôi thầu khoán hay là: Ba tháng ở Trung Hoa (Tủ sách Tao Đàn 1940)... 2) Loại tiểu thuyết ngợi ca tình cảm mẫu tử, phụ tử, huynh đệ trong gia đình với tiêu biểu là Một người cha (P.T.B.N.S số 12), Tôi là mẹ (P.T.B.N.S số 43, 44), Người anh cả (P.T.B.N.S số 86, 87, 88)... 3) Loại tiểu thuyết phê phán, đã kích xã hội trưởng giả với những tác phẩm tiêu biểu là Một lương tâm trong gió lốc (P.T.B.N.S số 21, 22), Trong ao tù trưởng giả (P.T.B.N.S số 28, 29), Một cô gái mới (P.T.B.N.S số 38), Đứa cháu đồng bạc (Tủ sách Những tác phẩm hay, 1939)... Sự thống nhất ở cả ba loại tiểu thuyết này là triết lí sức mạnh và mẫu người hùng. Những nhân vật chính diện bao giờ cũng được mô tả như một mẫu người hùng, mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm, lỗi lạc và không kém phần ngang tàng. “Người hùng không chỉ oanh liệt trong phiêu lưu mạo hiểm, mà còn gương mẫu trong nghĩa vụ gia đình, và cũng rất trong sạch cao quý, khi lương tâm bị ném vào vũng bùn của xã hội giàu sang” (Nguyễn Huệ Chi, Từ điển văn học bộ mới, tr.845). Phạm Thế Ngũ thì nhận xét mẫu người hùng của Lê Văn Trương là dạng người mà “thân thể cũng như tâm hồn được tôi luyện bằng gian nan, đau khổ, tôi luyện trong “lò lửa thế sự”[31, tr.536].
trong lĩnh vực xã luận. Các bài viết của ông trên Ích Hữu thể hiện rõ những tư tưởng của ông trong văn chương. Đó là một tư tưởng thẳng thắn, cầu thị và dám dấn thân, là thái độ biết trân trọng nghề văn, nghề báo. Có thể kể những bài tiêu biểu của Lê Văn Trương viết dưới dạng xã luận như: Hậu thế sẽ xét (Ích Hữu số 37), Không xá trách (Ích Hữu số 50, 51), Gió cuốn bụi đời: Tại sao tẻ lạnh đến thế này? (Ích Hữu số 87), Người ta có vì nghệ
thuật, vì tương lai của nước nhà đâu? (Ích Hữu số 87), Triết lý sức mạnh và văn chương tranh đấu – Sự phá hoẵng vô ý thức của Tự lực văn đoàn (Phổ Thông Bán Nguyệt San –
Bìa màu, số 1, 1938)...
Tóm lại, Lê Văn Trương trong nhóm Tân Dân có thể ví như một “máy cái” trong sản xuất tác phẩm văn học, đã thu hút một lượng độc giả cực lớn trong xã hội đương thời. Cái tên Lê Văn Trương như là một sự đảm bảo đối với các ấn phẩm của nhà Tân Dân. Tất nhiên, Lê Văn Trương là một hiện tượng cần được đánh giá và nhìn nhận ở những khía cạnh tích cực hơn, nên nhìn ông ở tư cách xã hội học văn học sẽ thấy được vai trò to lớn của ông trong lịch sử văn học, hơn là nghiên cứu ông đã khía cạnh thuần túy văn học với những yêu cầu khắt khe về bút pháp, nghệ thuật. Dù sao đi chăng nữa, văn học hiện đại Việt Nam trước 1945 Lê Văn Trương đã nổi lên như một tên tuổi sáng chói.