Mối quan hệ giữa các nhà văn và với ông chủ Tân Dân

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 43 - 46)

1945: Đình bản Phổ Thông Bán Nguyệt San.

1.4 Mối quan hệ giữa các nhà văn và với ông chủ Tân Dân

Phần này chúng tôi tái hiện lại mối quan hệ giữa đội ngũ các nhà văn với Vũ Đình Long – với tư cách là ông chủ của Tân Dân thông qua các hồi ký và những câu chuyện kể lại của Nguyễn Công Hoan, Ngọc Giao, Vũ Bằng, Tô Hoài... và trên các báo chí đương thời có đề cập đến nhà xuất bản Tân Dân như báo Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn.

Có thể nói, hầu hết các nhà văn trong nhóm Tân Dân đều đánh giá cao tài năng quản lý của Vũ Đình Long và bày tỏ sự hài lòng đối với cách ứng xử của ông Long trong đời sống cũng như tiền nhuận bút mà ông trả. Nguyễn Công Hoan cũng kể về sự đối đãi rất mực của Vũ Đình Long đối với mình như sau: “Đối với tôi, Vũ Đình Long coi như một cốt cán (...).Và thỉnh thoảng tôi lên Hà Nội, ông mời ở hẳn với ông, ăn cùng mâm, ngủ cùng giường”[16, tr.189-190]. Vũ Bằng trong hồi kí Bốn mươi năm lói láo cũng bày tỏ sự khâm phục trước những đức tính và tài năng của Vũ Đình Long.

Một vấn đề lớn khác đặt ra khi nghiên cứu về Vũ Đình Long với tư cách là ông chủ xuất bản trong mối quan hệ với đội ngũ nhà văn trong nhóm Tân Dân, đó là Vũ Đình Long có thuộc dạng những chủ tư bản bóc lột anh em văn nghệ sĩ hay không? Đây đó có

nhiều tư liệu tản mát, bài viết đưa ra một vài sự kiện để chứng tỏ rằng Vũ Đình Long là một tay buôn chữ chứ không phải là một người hoạt động văn chương nghệ thuật. Tiêu biểu nhất trong số đó là trường hợp Trần Huyền Trân viết bài thơ “Đời một nhà văn” năm 1940 nói về tìn trạng khốn quẫn của văn sĩ trong sự đối lập với giàu sang của “ông chủ buôn văn”. Trần Huyền Trân chủ yếu viết đăng trên các ấn phẩm của nhà Tân Dân như Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Truyền Bá, Phổ Thông Bán Nguyệt San nên khi đọc những dòng thơ ai oán đó, ai cũng dễ hình dung rằng cái “ông chủ buôn văn” đang “tiệc rượu lầu cao ngả ngốn cười” kia chính là Vũ Đình Long. Nam Trân trong bài viết “Vũ Đình Long – chủ nhân Tân Dân động” đăng trên website An ninh thế giới cuối tuần ngày 09/03/2009 đã dựa vào những thông tin của Vũ Bằng kể lại trong bài viết "Phong Di Vũ Đình Long, ông tiên trong động Tân Dân", in trong "Văn học, giai phẩm" tại Sài Gòn, số ra ngày 15/5/1973 đã phá được nghi án đó như sau. Vũ Bằng khẳng định: "Ông Long không uống rượu, không hút thuốc, không say mê thứ gì cả, chỉ say mê viết kịch và làm báo, say mê đọc sách báo Tây Tầu để tìm kiếm sáng kiến mới, mới luôn luôn, trước là để khuếch trương nghề nghiệp của mình mà sau là để mong có một ngày kia theo kịp đà tiến của báo chí Âu Mỹ và Nhật Bổn". Không nên quên rằng Vũ Bằng là người trông nom bài vở cho các tờ báo của Vũ Đình Long suốt mười một năm trời, ông hiểu Vũ Đình Long hơn nhiều người khác, và ông đã tâm sự rất thành thật trong bài viết của mình: "Ông Long bây giờ đã ra người thiên cổ, mà tôi cũng không còn trẻ trung để tính chuyện gì xa xôi với các người kế nghiệp của ông, nên tôi thấy không có cớ gì để nói tốt cho ông ấy cả".

Qua nghiên cứu các tư liệu hồi kí chúng tôi nhận thấy có đôi lần các nhà văn phàn nàn về việc trả nhuận bút thấp của Vũ Đình Long nhưng sau đó giữa ông Long và các nhà văn đã thu xếp được mọi chuyện ổn thỏa. Vào thời điểm đêm trước đại chiến thế giới lần 2, đời sống kinh tế trong nước trở nên khó khăn hơn bao giờ hết nhưng Vũ Đình Long vẫn giữ nguyên mức nhuận bút cũ, các nhà văn đã kiến nghị đòi tăng thêm nhuận bút và việc này đã được Vũ Đình Long chấp thuận ngay. Cả Vũ Bằng và Ngọc Giao đều kể lại trong hồi kí của mình về việc này diễn ra rất nhanh chóng do Vũ Đình Long đồng ý ngay, đều không đưa ra một chi tiết nào cho thấy sự đấu tranh căng thẳng, kiểu “đình công một

cách sôi động”, bỏ việc hay tương tự, như việc mà sau đó báo Ngày Nay đã đưa tin trong bài Động Tân Dân (Hoàng Đạo, Ngày Nay, số 40, 27/12/1936).

Về mối quan hệ giữa Vũ Đình Long – trong tư cách một ông chủ nhà xuất bản với đội ngũ các nhà văn tập hợp xung quanh các cơ quan ngôn luận của Tân Dân, xét cho cùng đó là mối quan hệ đáng trân trọng. Những nhà văn có tài đều được Vũ Đình Long trọng dụng (Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng, Lê Văn Trương, Lan Khai...) tuy nhiên dù sao Vũ Đình Long cũng là một ông chủ nên việc tính toán sao cho “đầu vào thấp đầu ra cao” cũng là lẽ thường tình. Vấn đề ở chỗ mức nhuận bút ông trả cho các nhà văn không phải ở mức quá bèo bọt và khi các văn sĩ có yêu cầu là ông chấp nhận tăng tiền lên, không giở mánh lới hay áp đặt gì thêm. Đây là điều khi nghiên cứu về Vũ Đình Long chúng ta cũng nên lưu ý, không nên quy kết rằng ông bóc lột, chèn ép văn sĩ.

*

* *

Kết luận chương I: Tóm lại, trong chương I này chúng tôi đã phác họa lại một cách khá đầy đủ về diện mạo của nhóm Tân Dân với các tiêu chí: Quá trình hình thành và phát triển; Vai trò của Vũ Đình Long; Các cơ quan ngôn luận của nhóm; Các nhà văn trụ cột và đội ngũ cộng tác viên; Mối quan hệ giữa các nhà văn trong nhóm với nhau. tái hiện lại hoạt động xuất bản của nhóm... Tất nhiên do dung lượng của khóa luận, chúng tôi không thể đi vào khảo sát được thật chi tiết và cụ thể, tỉ mỉ từng vấn đề mà mới chỉ dừng lại ở những nét chung nhất, tổng quát nhất.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w