Đội ngũ cộng tác viên Tây học

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 41 - 43)

1945: Đình bản Phổ Thông Bán Nguyệt San.

1.3.2.2 Đội ngũ cộng tác viên Tây học

Có thể nói nhà Tân Dân quy tụ được một đội ngũ các nhà văn trưởng thành trong nền Tân học hùng hậu nhất trong các nhóm/nhà xuất bản ở Việt Nam trước 1945. Một loạt tên tuổi chói sáng của văn học Việt Nam hiện đại đều cộng tác viết bài cho nhà Tân Dân. Sở dĩ Tân Dân có thể thu hút một lượng lớn văn sĩ tham gia viết bài cộng tác là vì một đặc điểm vừa là yếu vừa là mạnh của nhóm: Dung nạp tất cả các luồng tư tưởng, khuynh hướng, chủ nghĩa... miễn là những tác phẩm viết ra không vi phạm thuần phong mĩ tục. Có thể đến những nhà văn như Từ Ngọc Nguyễn Lân với Khói hương (P.T.B.N.S

Số 4 bis, 1937), Ngược dòng (P.T.B.N.S số 15 bis, 1938), Hai ngả (P.T.B.N.S số 30, 1939); Tchya Đái Đức Tuấn với Thần Hổ (P.T.B.N.S số 10, 1937), Kho vàng sầm sơn I,

II (P.T.B.N.S số 69, 70), Ai hát giữa rừng khuya I, II (P.T.B.N.S số 101, 102); Thanh

Châu với Người thày thuốc (P.T.B.N.S số 17, 1938), Cùng một ánh trăng (P.T.B.N.S số 115, 1942), Tà áo lụa (Tủ sách Những tác phẩm hay, 1942); Lưu Trọng Lư với Con đười ươi, Con voi già của vua Hàm Nghi (P.T.B.N.S số 14 bis, 1938), Từ thiên đường đến địa ngục (P.T.B.N.S số 21 bis, 1938), Nàng công chúa Huế (P.T.B.N.S số 25, 1938), Huế một buổi chiều (P.T.B.N.S số 33, 1939), Chiếc cáng xanh (Tủ sách Những tác phẩm hay,

1941); Nguyễn Xuân Huy với Nắng đào (P.T.B.N.S số 42, 1939); Trần Huyền Trân với

Tấm lòng người kĩ nữ I, II (P.T.B.N.S số 76, 77, 1941), Người ngàn thu cũ (P.T.B.N.S số

99, 1942); Hoàng Cầm với Thoi mộng (P.T.B.N.S số 123, 1943), Hận ngày xanh (Tủ sách Những tác phẩm hay 1942); Mạnh Phú Tư với Sống nhờ I, II (P.T.B.N.S số 109, 110, 1942), Người vợ già (P.T.B.N.S số 118, 1942), Vết cũ I, II (P.T.B.N.S số 136, 137, 1943); Nguyên Hồng với Qua những màn tối I, II (P.T.B.N.S số 116, 117, 1942), Quán

nải I, II (P.T.B.N.S số 131, 132, 1943), Bảy Hựu (Những tác phẩm hay, 1941), Cuộc sống (Những tác phẩm hay, 1942), Thâm Tâm với bài thơ bất hủ Tống biệt hành

(T.T.T.B 1940), Thuốc mê (P.T.B.N.S số 133, 1943), Gánh hát sử Nam (P.T.B.N.S số 153, 1944) cùng hàng chục truyện ngắn đăng trên Truyền Bá; Tô Hoài với Giang thề (P.T.B.N.S số 139, 1943), Mực tàu giấy bản (Truyền Bá số 12, 1941), Dế mèn phiêu lưu

kí I, II (Truyền Bá số 16, 17, 1942), Nhà nghèo (NXB Tân Dân, 1942), O chuột (Những

tác phẩm hay, 1943), Xóm Giếng ngày xưa (NXB Tân Dân, 1944), Chuột thành phố (T.T.T.B 1945); Nguyễn Tuân với Vang bóng một thời (đăng từng truyện trên Tao Đàn năm 1939 và sau in thành sách Những tác phẩm hay, 1940), Một chuyến đi (Tủ sách Tao Đàn, 1941)... Ngoài ra còn tên của hàng chục các nhà văn khác như Nam Cao, Bùi Hiển, Kim Lân, Vũ Trọng Phụng.... Do dung lượng của luận văn chúng tôi xin không kể hết tên các nhà văn ở đây mà đưa thành mục Phụ lục ở cuối luận văn này với những tác phẩm họ đã in trên các cơ quan ngôn luận của nhà Tân Dân.

Có thể nói đội ngũ những cộng tác viên của nền tân học này tham gia vào Tân Dân với tất cả sự phong phú về phong cách, bút pháp. Người ta có thể thấy ở đây sự hiện diện của cả nhà văn hiện thực và nhà văn lãng mạn, cả trường phái nghệ thuật vị nghệ thuật và trường phái nghệ thuật vị nhân sinh, cả lối viết giản dị đến mức nhiều lúc trở nên ngô nghê và lối viết đầy tính nghệ thuật, hoa mĩ. Trong số những cộng tác viên kể trên có rất nhiều nhà văn đã bằng những ấn phẩm của nhà Tân Dân mà xuất hiện trên văn đàn, đến với công chúng và khẳng định được giá trị, tài năng của mình. Nhiều người trong số đó đã được những cây bút chủ chốt của nhóm Tân Dân dìu dắt, giới thiệu và trưởng thành (Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Tất Thứ, Lý Văn Sâm, Nguyễn Văn Nhàn, Nguyễn Duy Diễn, Kim Lân) [59, tr.379]. Nhiều người trong số đó, chỉ xuất hiện bằng một vài tác phẩm do Tân Dân xuất bản nhưng lại ghi những dấu ấn khó quên trong đời sống văn học đương thời.

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w