Truyện ngắn (đoản thiên)

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 58 - 68)

1945: Đình bản Phổ Thông Bán Nguyệt San.

2.2 Truyện ngắn (đoản thiên)

Có thể nói truyện ngắn (còn gọi với tên đoản thiên tiểu thuyết) thể loại có số lượng lớn nhất mà Tân Dân đã xuất bản. Thật khó có thể có con số thống kê chính xác có bao nhiêu truyện ngắn của bao nhiêu nhà văn đã xuất hiện trên các ấn phẩm của Tân Dân. Chỉ tính riêng hai nhà văn trụ cột của nhóm Tân Dân là Nguyễn Công Hoan và Ngọc Giao trong 10 năm đã có tới 10 tập truyện ngắn xuất bản gồm: 6 tập truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan là Kép Tư Bền (1935), Hai thằng khốn nạn (1937), Đào kép mới (1937),

Sóng vũ môn (1938), Người vợ lẽ bạn tôi (1939), Ông chủ báo (1940). Tiếp đến là Ngọc

Giao với 4 tập truyện ngắn gồm Một đêm vui (1937), Phấn hương (1939), Cô gái làng

Sơn Hạ (1942), Chuyện người trẻ tuổi (1944). Bên cạnh đó còn kể tới những nhà văn

khác cộng tác với Tân Dân như Nguyên Hồng với tập truyện ngắn Bảy Hựu (1941), Nguyễn Tuân với tập Vang bóng một thời (1940), Lan Khai với tập Truyện đường rừng (1940), Tchya Đái Đức Tuấn với 2 tập Ai hát giữa rừng khuya (1942), Oan nghiệt (1939). Đó là chưa kể đến các nhà văn Nam Cao, Thâm Tâm, Bùi Hiển, Nguyên Hồng, Vũ Bằng, Lưu Trọng Lư, Vũ Trọng Phụng... đã xuất bản rất nhiều truyện ngắn đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Truyền Bá, Tao Đàn...

Nếu ở thể loại tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan không được thành công cho lắm thì ở thể loại truyện ngắn vị trí của nhà văn này được xác lập là ngòi bút bậc thầy của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ngay đương thời Vũ Ngọc Phan đã nhận xét truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan như sau: “Nguyễn Công Hoan có sở trường về truyện ngắn hơn truyện dài. (...) ở truyện ngắn, ông tỏ ra là một người kể chuyện rất có duyên. Phần nhiều truyện ngắn của ông linh động, lại có nhiều cái bất ngờ, làm cho người đọc khoái trá vô cùng. Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho một thứ văn rất vui, thứ văn mà có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mới, người ta chỉ thấy ở ngòi bút ông mà thôi” [36, tr.418]. Cũng như trong tiểu thuyết, ở thể loại truyện ngắn Nguyễn Công Hoan cũng tỏ rõ là một nhà văn thiên về khuynh hướng xã hội với một nghệ thuật tả chân già dặn, sâu sắc. Ngay khi tập truyện ngắn đầu tiên, Kép Tư Bền, ra đời thì Thái Phỉ đã gọi Nguyễn Công Hoan là nhà văn của “những hạng người khốn nạn” với nghĩa là những kẻ vừa nghèo đói đáng thương, lại có kẻ hèn mạt đáng bỉ. Kẻ ngòi đói đáng thương và kẻ

hèn mạt đáng bỉ chính là hai loại nhân vật chính trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Kẻ nghèo đói đáng thương là tầng lớp bình dân với anh cu, mẹ đĩ, con sen, thằng ở, ông bố bà mẹ giả yếu bị con cái hắt hủi, là người chết không được chôn... Kẻ hèn mạt đáng bỉ là tầng lớp giàu có như quan lại, nhà tư bản, địa chủ... Hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đều được xây dựng dựa trên sự xung đột giàu nghèo mà qua đó bộc lộ cái hèn mạt, đáng thương của con người. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung so sánh những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan với nhóm Tự lực văn đoàn khi cùng hướng về mục đích đả kích những cái xấu, cái cũ trong xã hội và rút ra cái riêng, cái đặc sắc của Nguyễn Công Hoan như sau: “Trong khi “tiếng cười Phong Hóa” của nhóm Tự lực văn đoàn là nhằm vào cái hủ lậu, “nhà quê”, thể hiện mối mâu thuẫn mới – cũ, “văn

minh” và cổ hủ, thì tiếng cười trào phúng của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan lại làm nổi bật lên sự bất công có tính chất giai cấp của xã hội” [5, tr.362]. Thái Phỉ trước đó cũng đã nhận xét về kết cấu trong những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rằng: “Ông thường dùng trong mỗi truyện thuật đối chiếu, đem cái nghèo hèn đối với cái giàu sang, cái khổ sở đối với cái sung sướng, cái ti tiện đối với cái cao quý. Làm cho ta thương đến một hạng người nào, ông tất làm cho ta ghét cay ghét đắng một hạng người bởi đó mà hạng người kia phải đau đớn ê chề”. Phạm Thế Ngũ thì nhận xét cái cười trong những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan là “cái cười chua chát, đau đớn, cười ra nước mắt”. Quả thật độc giả sao có thể không cười cho cái sự lừa lọc, vô ơn của những kẻ làm con và xót xa, chảy nước mặt cho số phận của những bậc làm cha làm mẹ trong Báo hiếu trả nghĩa

cha, Báo hiếu trả nghĩa mẹ; cho số kiếp đáng thương của anh đào kép, của kiếp người

ngựa ngựa người... Thành tựu nổi bật nhất về mặt nghệ thuật ở thể loại truyện ngắn Nguyễn Công Hoan chính là nghệ thuật trào phúng bậc thầy. Mọi khía cạnh trong cuộc sống thông qua con mắt tinh nhạy của Nguyễn Công Hoan đã được nhà văn phản ánh bằng một lăng kính hài hước rất nổi bật, sinh động. Các tình huống trào phúng đều được nhà văn sử dụng biện pháp phóng đại để tô đậm và tăng khả năng biểu cảm đến mức cao nhất. Các truyện Kép Tư Bền, Người ngựa ngựa người, Mất cái ví, Cụ tránh bá mất giày,

so với thực tế. Có lẽ trong cuộc sống không có những tình huống thực nào oái oăm và tréo ngoe đến như thế. Về mạch truyện, Nguyễn Hoành Khung nhận xét các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thường đơn tuyến và đơn giản, ngắn gọn và có chủ đề rõ ràng và nhất là gần gũi với kiểu kết cấu truyện kể dân gian và giàu tính kịch. Truyện nào cũng có thắt nút, cởi nút rất hấp dẫn kết hợp với tài dẫn truyện khéo léo để đưa mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm và tiếng cười phá ra, vang lên thì cũng là lúc câu chuyện kết thúc, “tấn trò đời” hạ màn.

Ngược lại với Nguyễn Công Hoan, ở thể loại truyện ngắn nhà văn Ngọc Giao lại tỏ rõ sở trường ở thể loại truyện ngắn trữ tình, nhất là những hoài cảm và thiên về khuynh hướng lãng mạn rõ rệt. Thế giới nhân vật trong các truyện ngắn của Ngọc Giao vẫn là những kiếp người bình dân, những anh kí, những công chức cấp thấp, những thanh niên sống không ý chí sa vào vòng trụy lạc, những kiếp buôn phấn bán hương, xướng ca vô loài... tuy nhiên lại gần như vắng bóng những nhân vật nông dân cùng cực, nhưng con sen, con ở, thằng xe, đứa ăn cắp như trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hay Nam Cao... Tuy nhiên khi viết về các nhân vật này Ngọc Giao không có cái cười lột mặt nạ như ở Nguyễn Công Hoan, không đi vào đến tận cùng chiều sâu tâm lí nhân vật như Nam Cao, không nhìn con người đến trần trụi như Vũ Trọng Phụng... mà ở ông là một niềm đồng cảm sâu sắc với từng số phận đáng thương. Nói như thế không có nghĩa là ở Ngọc Giao không có sự trào phúng như Nguyễn Công Hoan. Đọc truyện ngắn À chúng nó xỏ

ông đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 103 năm 1936 người ta không khỏi liên tưởng đến

sự tinh ranh, hài hước của Nguyễn Công Hoan. Ngọc Giao miêu tả cảnh tế thánh ở trong đình nơi làng quê thật tài tình. Đằng sau cái không khí có vẻ nghiêm trang lại là một sự hài hước hiếm có. Trong khi các kỳ mục, chức sắc đứng im phăng phắc một cách uy nghi hai bên, quan đám thì “lướt thướt trong bộ áo thụng xanh nằm bò úp mặt xuống chiếc chiếu hoa trải chính giữa để trịnh trọng bắt hai cái đầu gối làm việc”. Quan đám quỳ đến bại cả lưng mà vẫn chưa thấy cụ Bá xướng lễ để “bộ xương lưng già của quan đám được giãn ra một chút”, khiến cho quan sốt ruột, bực mình “thỉnh thoảng lại ngóc đầu lên hai chân ngàu cọ quậy trong đôi hia nhung to tướng, dáng chừng ngài thấy ngứa”. Vẽ xong

chân dung hài hước của viên quan đám, ngòi bút Ngọc Giao hướng về cụ bá chủ xướng lễ. Bằng giọng kể có vẻ kính cẩn nhưng thực chất đầy mỉa mai, hài hước người ta thấy Ngọc Giao đã lột trần mặt nạ ẩn đằng sau dáng vẻ cụ bá: “Mọi người sốt ruột và có lẽ thương tình ông chánh tế, nên tuy ở cái phút cực kì yên lặng, đáng kính cẩn này, họ dám láo xược giục cụ bá, làm cụ giật nảy mình. Cụ mở bừng hai mắt, vội kéo dài cái giọng ả phiến: Hưng! Thì ra từ nãy giờ cụ Bá ngủ gật”. Tiếp đó Ngọc Giao bồi cho chân dung này thêm một nét nữa để lột mặt cái sự ngủ gật trong đám tế, “cái cớ mà người ta chưa hiểu rõ là ba đêm nay cụ bận thức thâu canh để hầu tiếp mấy quý khách ở ngoài tỉnh vì ngưỡng danh cụ mà về chơi ít bữa”. Trong lúc đứng tế mà đầu óc cụ cứ mải nghĩ về hai cặp nhung hươu, bốn lạng cao và một mớ sâm Hoa Kỳ thượng hạng, những thứ mà sẽ làm cho cụ “trở nên cường tráng”, “sống trở lại mười năm xuân cũ để sinh thêm vài cậu con trai nữa chẳng biết chừng”. Đó đây trong các truyện ngắn của Ngọc Giao ta cũng bắt gặp mẫu nhân vật kiểu người hùng Lê Văn Trương, lưu bạt khắp bốn phương trời và chết trong sự chung tình. Đó là trường hợp nhân vật An trong Một gã ngang tàng đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 182 năm 1937. Đây là đoạn đặc tả những nét ngang tàng, mạnh mẽ đến hoang dại của An trong đêm giông tố bên cạnh người yêu: “Anh mở to mắt nhìn những làn chớp chạy loáng trên mây, cười khanh khách mỗi lần có sét nổ vang trời”, “anh cứ quật roi vào lưng ngựa giục nó chạy nhanh, nghiến răng lại mà cười một cách quái gở. Mắt anh vụt đỏ ngầu như mắt người say rượu, mặt gân guốc lộ một vẻ hung ác khác thường. Cơn giông bão ở trong tâm hồn anh bấy lâu nay ngấm ngầm phá hoại tất cả năng lực của anh, bây giờ gặp giông tố của trời đất mà đột nhiên nổi dậy với một sức mạnh ghê gớm hơn, mãnh liệt hơn. Hai hàm răng nghiến vào nhau ken két, anh hầm hè tựa kẻ nổi hung liều mạng trong một cơn tranh đấu”. An cũng từng ở Pháp, yêu một nàng người nước Anh tên Irène và sống với nàng như vợ chồng trong một tình yêu say đắm, cuồng nhiệt. Sau một tai nạn bất ngờ Irène chết An quay trở về nước từng trải qua mối tình với tiểu thư đẹp nhất đất Sài Gòn tên Lệ Mai, rồi nàng tiểu thư con nhà quan quyền thế ở Huế tên Thu Nguyệt... rồi hàng tá những cô gái khác mà kết thúc là với Thúy. Sự kết thúc dừng lại ở Thúy không phải vì An đã quên được cô gái ngoại quốc mà chỉ vì anh

không thể quên được nàng. Trong một bữa tiệc được sắp đặt trước, anh mời tất cả những cô gái từng bị anh phụ bạc đến rồi sau đó tự kết liễu đời mình bên tấm di ảnh Irène. An đã chết trong tư cách một kẻ chung tình. Đọc những truyện ngắn của Ngọc Giao người ta còn thấy cả hơi hướng của một chút phong cách Nguyễn Tuân trong Chạy loạn (đăng Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 115 năm 1941) với nhân vật cụ cử sống chết vẫn ở lại ngôi nhà xưa cũ, không chịu đi chạy loạn như muốn níu giữ lại một thời đa qua; một chút Nam Cao trong Xóm nghèo ăn tết chó (đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 404 năm 1942) với nhân vật mụ Một và con chó vàng khiến ta liên tưởng đến lão Hạc và cậu vàng trong truyện ngắn Lão Hạc... Để kết luận lại phong cách truyện ngắn Ngọc Giao, chúng tôi đồng tình với nhận định của giáo sư Phong Lê khi ông cho rằng “Ngọc Giao là sử thể hiện hoặc thu gọn các khuynh hướng viết của Tiểu Thuyết Thứ Bảy” đó là các nhà văn Lan Khai, Lê Văn Trương, Nguyễn Công Hoan, Tam Lang, Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng, Thanh Châu, Nam Cao, Nguyễn Bính, Tô Hoài... Chính vì sự đa dạng trong phong cách này mà khi xếp Ngọc Giao vào khuynh hướng lãng mạn hay hiện thực cũng là điều khá phức tạp, chúng tôi xin được bàn kĩ ở chương III.

Ở thể loại truyện ngắn, ngoài hai cây bút trụ cột là Nguyễn Công Hoan và Ngọc Giao chúng tôi xin kể đến các phong cách truyện ngắn rất thành công của nhóm Tân Dân như Nguyễn Xuân Huy với tập Thềm nhà cũ xuất bản năm 1941 trong Tủ sách những tác phẩm hay, gồm 11 truyện, là sự pha trộn của nhiều lối viết khác nhau đi từ mộc mạc, giản dị đến hài hước, hóm hỉnh, từ lối đi sâu vào phân tích tâm lí nhân vật đến chớm lối viết tượng trưng, siêu thực. Nhìn chung tập Thềm nhà cũ chủ yếu được viết theo bút pháp trữ tình lãng mạn với những câu văn được gọt giũa công phu. Lan Khai không chỉ thành công trong lĩnh vực thể loại tiểu thuyết lịch sử mà ở thể loại truyện ngắn ông cũng ghi dấu ấn rất riêng, rõ nét ở mảng truyện đường rừng. Năm 1940, Lan Khai xuất bản cuốn

Truyện đường rừng gồm 9 truyện ngắn, nằm trong hệ thống sách Những tác phẩm hay

của nhà Tân Dân. Bằng một lối viết miêu tả tỉ mỉ và nghệ thuật kể truyện tài tình, những bức tranh về thế giới rừng già âm u huyền bí nơi con người sống chung với ma quỷ đã hiện lên đầy căng thẳng, kịch tính, đầy sự ghê sợ, hoang đường từ đầu đến cuối. Phạm

Thị Thu Hương trong Từ điển văn học Việt Nam, bộ mới nhận xét mặc dù truyện ngắn đường rừng Lan Khai viết không nhiều nhưng “đó lại là những tác phẩm đặc sắc, in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn”. Các truyện trong tập Truyện đường rừng hầu hết được viết theo theo kiểu truyền kì, mang dấu vết của những truyện cổ dân gian (Người lạ, Ma thuồng luồng, Đôi con vịt, Người hóa hổ, Gò thần) tuy nhiên không vì thế mà các truyện

ngắn của Lan Khai trở nên cổ hay in đậm thi pháp trung đại. Nhà nghiên cứu Trần Mạnh Tiến nhận xét Truyện đường rừng của Lan Khai đã viết theo lối hoàn hoàn hiện đại, “kết cấu của truyện không bị gò bó theo “môtip”, thời gian trong truyện được kết cấu linh hoạt nhưng vẫn tự nhiên hợp lí, theo sát sự kiện và hành động của nhân vật, nhiều khi đem đến những yếu tố bất ngờ thú vị. Đặc biệt, các thành phần trong cốt truyện từ mở đầu, diễn biến đến kết thúc đều diễn ra tự nhiên, phù hợp với logic của từng truyện”, “kết cấu truyện lonh hoạt hơn so với lối kể chuyện của tiểu thuyết trung đại, chất tiểu thuyết được bộc lộ khá rõ” và nhất là cuộc sống trong mỗi truyện là người đương thời mà không phải là truyện xưa tích cũ được kể lại [50, tr.577-578]. Ở thể loại truyện ngắn sẽ là thiếu sót nếu trong nhóm Tân Dân ta không nhắc đến nhà văn Nguyên Hồng với tập truyện nổi tiếng Bảy Hựu được xuất bản trong Tủ sách những tác phẩm hay năm 1941. Bảy Hựu

gồm 13 truyện ngắn. Đương thời Vũ Ngọc Phan đã rất mực khen ngợi nghệ thuật của Bảy Hựu, ông đánh giá tập truyện ngắn này mang trong nó chất giọng phóng sự, chua cay

nhưng kín đáo, “phần nhiều dùng việc thay lời, nên cái nghệ thuật của ông (tức Nguyên Hồng) thật là sâu sắc”. Những truyện được Vũ Ngọc Phan đánh giá cao nhất là Bảy Hựu, Sông máu, Chín Huyền và nhất là Trong cảnh khốn cùng, Đây, bóng tối. Thế giới nhân

vật của truyện ngắn Nguyên Hồng vẫn là sự tiếp nối trong tiểu thuyết đầu tay của ông, là những kẻ khốn nạn, dưới đáy cùng của xã hội nhưng đều có phẩm chất tốt đẹp: đó là Bảy Hựu – tên “chạy vỏ” nhưng đã chết thê thảm để bảo vệ bạn, là Chín Huyền vì cứu bạn mà bị quan bắt vào tù... Hai nhân vật này mặc dù thuộc loại sống ngoài vòng xã hội nhưng lại có lối sống anh hùng, hy sinh vì bạn; là hai vợ chồng chị Cu Năng chết trên dòng sông lũ vì vớt củi nuôi con; là nhân vật gác vé rạp hát ăn đút lót 1 hào bạc nhưng run lên đau đớn với hành vi của mình; là Quyến đang định sống dựa vào kẻ khác đã hồi tâm chuyển ý sau

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w