Tư tưởng phục cổ và khuynh hướng quay trở về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 113 - 116)

1945: Đình bản Phổ Thông Bán Nguyệt San.

3.3.2 Tư tưởng phục cổ và khuynh hướng quay trở về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

thống của dân tộc

Chúng tôi đưa ra đặc điểm này của nhóm Tân Dân để nghiên cứu như là sự đối chọi với tính hiện đại của Tự Lực Văn Đoàn. Xu hướng phục cổ, quay trở về dân tộc, coi dân tộc là một động lực tinh thần là xu hướng phát triển mạnh vào cuối thập niên 30 và đầu thập niên 40 của thế kỉ trước mà các tác giả nhóm Tân Dân đã thể hiện rõ trong những sáng tác của mình ở giai đoạn này. Nếu như Tự lực văn đoàn trong cuộc đấu tranh giữa cái cũ (truyền thống) và cái mới (hiện đại, Âu hóa), đã đứng hẳn về phía cái mới thì ngược lại, nhóm Tân Dân lại có tư tưởng phục cổ, đề cao quá khứ với những nhân vật lịch sử, những giá trị văn hóa tinh hoa truyền thống “vang bóng một thời”. Tuy tư tưởng phục cổ và khuynh hướng quay trở về các giá trị văn hóa truyền thống không trở thành một dòng văn học rõ nét và riêng biệt trong nhóm Tân Dân nhưng nó xuất hiện nhiều lần với tần số lớn trong các sáng tác của họ.

Trước hết đó là Nguyễn Tuân với tập Vang bóng một thời. Cả một thời kì huy hoàng của đạo Khổng rơi rớt lại đã được nhà văn họ Nguyễn tái hiện lại thật sinh động và hấp dẫn trong những sinh hoạt cầu kì, những thú chơi thanh nhã của bậc tiền nhân và cũng qua đó tái hiện lại nét văn hóa Việt thời kì chưa bị làn gió Âu Mỹ thổi tới. Nguyễn Triệu Luật lại cố gắng miêu tả chính xác và chi tiết những khung cảnh đường phố, lâu đài, trường thi, phủ, điện, lăng tẩm... những di sản của lịch sử trong tiểu thuyết của mình để lay động cảm xúc của độ giả, gợi nhớ về một thời dĩ vãng. Ngay cả Nguyễn Công Hoan trong Thanh đạm cũng dựng lại cả một không gian văn hóa xưa cũ với những sinh

hoạt trong nhà quan, mối quan hệ quan và dân... mà đương thời không còn thấy. Lưu Trọng Lư cũng thể hiện rất rõ sự đề cao quá khứ, phục cổ trong sáng tác của mình. Chúng tôi xin đơn cử trong tiểu thuyết Chiếc cáng xanh ông đã so sánh đàn bà lớp mới và những người đàn bà lớp cũ như sau: “Đến nay, khi chép lại cuốn truyện này, mới hơn mười năm thôi, mà sự đời xung quanh tôi đã thay đổi nhiều lắm. Tôi thương tiếc biết bao khi tôi nghĩ đến cái việc ngày nay, trên đất nước tôi, đã không còn những người đàn bà cũ kĩ, hiền lành như màu áo “cổ y”, những người đàn bà lặng lẽ mà thâm trầm gần đất cát biết bao, sống giữa cây cối thân yêu, hồn của đất nước! Tôi vừa đau đớn vừa căm giận khi nghĩ đến cái lớp đàn bà lòe loẹt kia, đã dám kiêu hãnh thay thế cái lớp đàn bà cũ kỹ ấy – những người đàn bà thùy mị với những bộ răng đen nhánh. Những người đàn bà ngày nay đã để răng trắng, và vì thế, họ có bao giờ như những người đàn bà đời xưa, dầu là một bà quan, cũng cầm lấy cái chết để vun bón một cây trầu non, hay một cây cau mới ở vườn... Họ có bao giờ còn nâng niu những cây cối nữa, và như thế, họ sống xa đất biết bao... Nhưng tôi biết nói thế nào khi người ta gọi đó là sự tiến bộ ” [1, tr.209-210]. Thời xưa cũ được nhà văn trân trọng, nâng niu ví với những gì đẹp nhất: “Tôi quên làm sao được những thời kì đẹp đẽ của sự chăn nuôi, những cảnh đầy thơ, đầy êm ái, đầy tôn nghiêm của nghề tầm lang. Tôi quên làm sao được những mảnh trăng rơi đầy trên những ruộng dâu... Tôi quên làm sao được những tiếng đều đều của guồng xa. Nhưng nhờ cái gì mà tôi nhớ mãi được cả một thời dĩ vãng và không để rơi mất một giọt thơ, một hạt ngọc”[1, tr.216]. Nhà văn ôm mộng tưởng gầy dựng lại thế giới xưa cũ mà mình hằng đắm say ở đứa con mình nhưng cũng phải chua xót mà nhận ra đó là điều không tưởng: “Tôi muốn may cho nó một cái áo địa xanh. Tôi muốn sắm cho nó một cái khánh vàng đeo ở cổ. Và điều này nữa: một vòng tràng đạc cột ở chân. Mẹ tôi đã may sắm cho tôi thế nào thì tôi lại may sắm cho nó thế ấy. Nhưng than ôi! Thời thế đã thay đổi: cái áo địa xanh và chiếc khánh vàng ngày nay chỉ tiêu biểu cho một nền quý phải lạc thời. Còn cái tràng lục (hay là tràng đạc) ở thời này người ta cũng không buồn cột vào cổ những con vật nữa. Nhưng trời ôi! Làm sao mà tôi quên được những tràng lục lạc ấy, và bên tai còn nghe cái tiếng rung của nó. Không phải là tiếng lục lạc cột ở chân một đứa bé, mà là tiếng

rung của một thời, của một thế giới đã sập đổ, đã đổ rồi” (Trích trong Tuyển tập Lưu

Trọng Lư – NXB Văn học 1987 – Nguyễn Văn Long sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu;

Hoàng Trung Thông viết lời bạt, tr.220). Lưu Khánh Thơ nhận xét: “Chiếc cáng xanh là tiểu thuyết tự truyện của Lưu Trọng Lư. Bao trùm lên toàn bộ thiên truyện là một không

khí hoài cổ.Tác giả luôn luôn quay về quá khứ với niềm nhớ tiếc khôn khuây”. Ngay

Ngọc Giao cũng tỏ rõ thái độ phản đối cuộc sống mới, ông nhìn nhận đó là nguyên nhân gây đỗ vỡ trong gia đình, làm lung lay hết nền móng đạo đức. Trong truyện ngắn Thời

gian (Tiểu Thuyết Thứ Bảy, 1943), Ngọc Giao mô tả cuộc sống hiện tại đầy trụy lạc, dâm

đãng trong khi cuộc sống cũ được tái hiện rất đẹp, nên thơ:“Cô khóa cùng chồng yêu nhau như đôi chim yến. Cô chăn tằm, hái dâu, dệt lụa đem ra chợ bán, một lòng một dạ kính chồng. Cả ngày thày khóa chỉ nằm làm văn từ thi phú; cũng nhiều khi được lúc an nhàn, cô khóa lại ngồi mài mực hầu chồng, hoặc pha trà thơm cùng nhau ngồi kề vai chờ hoa nở, trăng lên”. Những yếu tố cuộc sống hiện đại như “đường trải nhựa”, “nhà gạch nguy nga”, “xe cộ tân thời”... là thù nghịch, là kẻ thù đã hủy hoại đi quá khứ lẫm liệt: “Các đấng anh hùng đã hóa người thiên cổ, muôn triệu vong hồn chiến sỹ đã tan ra trong khoảng trời bình trị, muôn triệu bộ xương chiến sĩ đã bị đè nát tiêu mòn dưới chân móng những tòa nhà gạch nguy nga, tiêu mòn dưới những con đường trải nhựa ồn ào qua lại những xe cộ tân thời, những gót giày da của một giống người vong quốc”. Gạt bỏ đi sự thù nghịch xã hội hiện đại rõ ràng ở đây chất chứa những tâm sự yêu nước thầm kín của nhà văn.Và đây là hình ảnh tiêu biểu của cuộc sống mới: tiệm nhảy, đã được nhà văn tái hiện không phải là một nơi chốn văn minh, thanh lịch mà là một nơi đĩ thõa, dâm ô: “Bà chủ thân chinh giữ chức ả thu tiền, không hà tiện những khóe liếc lẳng lơ, không cân nhắc những nụ cười đĩ thõa làm say lòng khách. Khúc vũ nhạc nổi lên bằng những điệu, những lời êm ngọt nhất, khiêu khích nhất của ái tình. Uyên ương và uyên ương ôm nhau lướt trên sóng mộng, mà kẻ dẫn đầu những con hi sinh của Dâm thần đó, chính là quỷ Satan”. Nhà văn có cái nhìn tinh tế và sâu sắc khi phát hiện ra đằng sau cuộc sống xa hoa, phù phiếm đó là những số phận cũng vô cùng bất hạnh: “Vũ nữ ngồi rải rác khoe tất cả những áo quần mới nhất, đẹp nhất, làm bộ mặt vui tươi hơn các ngày thường, mặc dầu ba

ngày Tết, cũng có kẻ trong bọn họ, không nhà trú trọ, đã đi lang thang các phố nhưng những cô hồn vất vưởng, mặc dầu có kẻ đã đi gõ cửa những anh nhân tình chưa vợ cũng nghèo nàn vì sẩy lạc gia đình, để xin một li rượu ngọt uống cho lòng khỏi lạnh, cùng ngồi lặng lặng nhìn nhau chia sẻ nỗi quạnh hiu...”. Truyện ngắn Thềm nhà cũ của Nguyễn Xuân Huy cũng là một sự nuối tiếc trong vô vọng và một nỗi buồn thấm thía về cuộc sống bình yên nay đã qua, tất cả đã đổi khác, chỉ còn lại “những thềm nhà xưa, nay trơ ra dưới nắng với những đống vôi vụn và chân móng tường”. Lan Khai trong tiểu thuyết Dung cũng có ý thức sử dụng rất nhiều những câu ca dao tục ngữ để miêu tả đời sống

sinh hoạt văn hóa ở nông thôn và diễn tả tâm lí nhân vật và “dường như nhà văn muốn đánh thức một ký ức tiềm ẩn đẹp đẽ của làng quê Việt Nam” (Vũ Văn Sỹ).

Có thể nói rằng, các nhà văn trong nhóm Tân Dân có một thái độ khá ôn hòa với những nét văn hóa cũ, với những gì thuộc về thuộc tính và hồn cốt của dân tộc. Điều này thực ra cũng đã được thể hiện khá rõ nét trong lời tuyên ngôn của tạp chí Tao Đàn năm 1939 khi kêu gọi các nhà văn, không phân biệt nhóm phái, tư tưởng hãy bảo vệ và gây dựng lấy một nền văn hóa, văn học thuần Việt Nam. Tuy nhiên trong số những vấn đề mà các nhà văn đề cập đến không phải không có sự bảo thủ, lạc hậu.

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w