Người hùng và triết lí hành động

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 84 - 92)

1945: Đình bản Phổ Thông Bán Nguyệt San.

2.2.3 Người hùng và triết lí hành động

Đây là mảng đề tài riêng của Lê Văn Trương. Ông sáng tạo ra mẫu người hùng trong văn chương Việt Nam hiện đại dựa trên cơ sở triết lý hành động đó là: Muốn có hạnh phúc, phải hành động để giành lấy nó. Như chúng tôi đã đề cập trong chương I, Lê

Văn Trương viết rất nhiều nhưng có thể chia làm 3 dòng tiểu thuyết: tiểu thuyết viết về gia đình, tiểu thuyết viết về “trai tứ chiếng gái giang hồ” và tiểu thuyết đả kích xã hội trưởng giả thì điểm nhất quán trong toàn bộ sáng tác của ông chính là triết lí hành động và mẫu người hùng. Về nội dung triết lí sức mạnh chúng tôi cũng sẽ đề cập trong chương III, dưới đây chúng tôi chỉ xin phân tích cụ thể những kiểu người hùng trong sáng tác của Lê Văn Trương để làm nổi bật đề tài này trong sự nghiệp của ông.

Trước hết, đó là kiểu người hùng trong gia đình: Đó là những người đóng vai trò trụ cột trong gia đình: cha me, vợ chồng, người anh cả. Với trọng trách lớn lao những người này phải quên đi lợi ích cá nhân, phải hi sinh bản thân để vun đắp hạnh phúc cho con cái, anh em, gia đình. Sự hi sinh đó phải trên cơ sở tự nguyện, không đòi hỏi có sự bù đắp hay biết ơn từ phía các thành viên khác trong gia đình. Trong tiểu thuyết Người anh cả Vượng đã hi sinh bản thân mình còn hơn một bậc cha mẹ, chàng vui và chàng sống

cũng chỉ vì các em. Những gì có thể làm được cho các em chàng đều làm và làm một cách tối đa. Đến khi các em trưởng thành, chúng hờ hững với chàng nhưng chàng không hề oán giận bởi chàng cho rằng chàng là anh của chúng, tức là bậc bề trên, thì chỉ biết hi sinh vì người khác chứ không cần người bề dưới đền đáp lại. Vân trong Tôi là mẹ sau khi chồng chết đã một mình kiên cường bám trụ nơi đất khách quê người, trở thành trụ cột cho ba đứa con thơ. Khi có một người đàn ông chân thành đến với nàng nàng cũng kiên quyết từ chối vì nàng đã nguyện hiến cả đời nàng cho các con. Nếu nàng chấp nhận người đàn ông kia tức nàng phải sẻ chia bớt tình cảm của các con, nàng cho đó là điều tội lỗi. Trong bức thư trả lời y sĩ Tùng, Vân đã nói rất rõ: “TÔI LÀ MẸ! Bây giờ TÔI LÀ MẸ, tôi chỉ có thể làm những việc mà bổn phận làm mẹ sai khiến tôi phải làm thôi. Bây giờ, tôi chỉ còn một hạnh phúc: Hạnh phúc của đàn con tôi”, “Là mẹ, tôi không thể để cho một người khác san sẻ cái tình yêu của chúng”. Sức mạnh làm mẹ của nàng được miêu tả rất mãnh liệt. Khi nàng bị xúc phạm, bị làm nhục một cách vô lí và bất công và nhất là điều đó ảnh hưởng đến danh dự các con nàng thì “Vân xông ra hăng hái như một con hổ cái bị người đi săn tìm cách giết con. Mắt nàng chiếu ra những tia sáng dữ dội khiến ai trông thấy cũng phải sợ hãi”, “nàng bước ra cửa bình tĩnh, bình tĩnh như một hòn

núi đá, bình tĩnh trong phong ba bão táp, tự tin ở sức mình”. Tư thế đối chọi với hiểm nguy để bảo vệ những đứa con của Vân được Lê Văn Trương mô tả như một bậc trượng phu, anh hùng hào kiệt đang trong tình thế sống mái. Nhân vật Vũ Đại trong tiểu thuyết

Một người cha cũng được khắc họa như một biểu tượng anh hùng của sự hi sinh vì con

cái. Vũ Đại đã biết được vợ mình ngoại tình với chính người bạn thân của ông, ông hoàn toàn có thể giết đôi gian phu dâm phụ ấy mà không ảnh hưởng gì đến mình. Thế nhưng, khi nghĩ về hạnh phúc của các con, ông đã không làm chuyện mà ông đã dự tính: “Ông phải cắn răng chịu đau thương, chỉ vì ông muốn giữ cho nụ cười kia lúc nào cũng nở trên làn môi đỏ tươi của chúng. Chỉ vì muốn cho con mắt trong sáng kia không bao giờ bị vẩn đục bởi ý nghĩ buồn bực, chỉ vì cho những khổ mặt kia không bao giờ bị cau có vì nhục nhã, nên ông phải gượng sầu làm vui. Ông có gan chịu hết bao nhiêu nỗi đau thương, giày vò, nhưng tưởng tượng các con ông phải chịu một phần đau thương mà ông đã phải chịu, thì ông đã kinh hãi”. Vũ Đại có một quan niệm rất tích cực về vai trò của người cha trong gia đình khi cho rằng “bổn phận của người làm cha không phải chỉ ở chỗ cung đốn cho các con sao cho đầy đủ về vật chất, chỉ gây dựng sao cho con có một sự nghiệp, mà lại còn phải tránh cho con những nhục nhã, những đau đớn tinh thần về sau này”. Với những suy nghĩ đó ông đã tha cho kẻ tình địch, dung thứ cho người vợ để bảo toàn hạnh phúc gia đình. Nhưng quan trọng hơn tất cả là những việc đó chỉ mình ông âm thầm chịu đựng, người vợ và những đứa con không hề biết ông đã phải trải qua những lần đấu tranh tư tưởng ghê gớm đến như thế nào. Vượng, Vân, Vũ Đại đều xứng đáng là người hùng trong bảo vệ hạnh phúc cá nhân, trong sự hi sinh bản thân cho gia đình.

Kiểu người hùng thứ hai là những kẻ phải phiêu bạt, lăn lộn trên cõi đời để dành sự sống: Tác phẩm tiểu biểu nhất của Lê Văn Trương viết về kiểu người hùng này chính là tiểu thuyết Trường đời. Nhân vật chính là Trọng Kha. Chàng đang trong tình thế khó khăn do bị phá sản thì may mắn được nhận vào đoàn xây dựng của ông Nam Long đang trên đường sang Trung Quốc làm đường. Trong đoàn cùng đi có Khánh Ngọc – một cô gái mới, trưởng thành từ nền học vấn bên Pháp, con gái Nam Long và Giáp – kỹ sư cầu cống, cũng du học bên Pháp về. Trong quá trình di chuyển sang đến địa điểm làm việc

cũng như trong quá trình thực hiện công việc đoàn người xây dựng của Nam Long phải trải qua bao khó khăn, hiểm nguy, có những lúc cận kề cái chết nhưng nhờ có Trọng Khang mà mọi việc đều suôn sẻ. Những hành động kiên quyết đến phũ phàng, nhưng vô cùng gan dạ và tài trí của Trọng Khang đã làm Khánh Ngọc yêu và xa lánh Giáp. Biết Khánh Ngọc yêu mình nhưng Trọng Khang luôn hết sức giữ gìn, cố tình vun đắp cho Giáp và chỉ đối xử với Khánh Ngọc như bạn bè. Trong một tình huống hiểm nguy đến tính mạng chính Trọng Khang đã cứu Giáp thoát chết và từ đó Giáp rất biết ơn chàng. Khánh Ngọc và Giáp trở về nước trước, Trọng Khang lại cho đến khi xong công trình. Khi chàng về nước thì biết tin Khánh Ngọc đã hủy hôn ước với Giáp và chờ chàng. Đương thời Vũ Ngọc Phan nhận xét đây là tiểu thuyết có sức hút đặc biệt do mang trong mình nhiều yếu tố điện ảnh và ở “giọng văn sốt sắng, nồng nàn”. Và hơn cả là Lê Văn Trương đã xây dựng được một kiểu mẫu anh hùng tiêu biểu trong sự giành giật, chống trọi với đời khá thành công theo triết lí của mình. Nhân vật Vĩnh trong Tôi là mẹ cũng có nhiều nét tính cách giống Trọng Khang nhưng không được tập trung khắc họa nhiều và rõ nét như ở Trọng Khang.

Một kiểu anh hùng nữa trong tiểu thuyết Lê Văn Trương là những kẻ quân tử, cao thượng trong tình yêu: Hai mẫu nhân vật tiêu biểu cho loại nhân vật anh hùng này là Đoàn Hữu trong tiểu thuyết Cô Tư Thung và Giáng Vân trong Cánh sen trong bùn. Đoàn Hữu yêu say đắm Tư Thung, cả cuộc đời chàng và tương lai chàng cũng tan vỡ vì Tư Thung để chỉ được đổi lại những giờ phút ái ân ngắn ngủi và cuối cùng là sự phản bội của nàng. Thế nhưng cả cuộc đời chìm nổi, lăn lộn về sau của Đoàn Hữu chàng không thể nào quên được Tư Thung. Chàng quyết chí làm giàu và từ chối hôn nhân với một cô gái Pháp, vẫn giữ một mối chung tình với Tư Thung. Khi chàng về nước gặp ngay phải cảnh Tư Thung bị bắt do buôn thuốc phiện. Đoàn Hữu quyết tâm cảm hóa trái tim nàng bằng việc hàng ngày thăm nuôi nàng. Tư Thung đã thức tỉnh và nhận chân được giá trị đích thực của tình yêu. Tuy nhiên khi ra tù Tư Thung mắc bạo bệnh và qua đời. Bằng tình yêu chân thành, xuất phát từ trái tim si mê Đoàn Hữu cuối cùng đã làm nên chiến thắng khi cảm hóa, chinh phục được trái tim của Tư Thung. Anh xứng đáng là một kẻ anh hùng

trong tình yêu đôi lứa. Ngược lại với Đoàn Hữu thì Giáng Vân trong Cánh sen trong bùn lại xuất thân là một gái điếm. Nàng vì yêu Cung mà chịu bao nhiêu cay đắng, xót xa. Nàng vì yêu cung ma quyết tâm rũ bỏ và gột sách quá khứ nhơ nhớp của mình nhưng định kiến xã hội không cho nàng có cơ hội như những người con gái khác. Nàng phải đoạn tuyệt với tình yêu của Cung và giải thoát bằng cái chết. Những trang nhật kí, bức thư Giáng Vân để lại cho Cung đã nói lên tất cả tình yêu say đắm, mãnh liệt và sự hi sinh của nàng. Cung đã ví Giáng Vân với một loài hoa thanh cao nhất qua lời nói với người bạn rằng: “Tôi yêu gái giang hồ là “yêu qua một người” đã đem đến cho tôi cái hình ảnh của một bông hoa sen mỹ miều và thơm tho bị đọa lạc trong bùn”. Cả Đoàn Hữu và Giáng Vân đều là những anh hùng trong tình yêu khi họ yêu bẳng cả con tim, yêu quên mình, biết vượt lên số phận để giành giật tình yêu cho mình.

2.2.4 Lịch sử

Đề tài lịch sử trong nhóm Tân Dân có hai cây bút chủ yếu là Lan Khai và Nguyễn Triệu Luật. Cùng viết về quá khứ nhưng mỗi nhà văn lại có cách tiếp cận riêng và thái độ riêng về các nhân vật và sự kiện lịch sử.

Trước hết chúng tôi nói về các tiểu thuyết lịch sử Lan Khai. Lan Khai khi viết lịch sử không tập trung vào một giai đoạn chính yếu nào mà dàn trải ra cả ngàn năm lịch sử dân tộc, từ thời Lý, Trần đến thời cận đại. Về thời Lý, Trần và sớm hơn chúng ta thấy ông có các tiểu thuyết Chiếc ngai vàng, Cái hột mận. Cái hột mận viết về giai đoạn nhà Lý chuẩn bị lên thay thế nhà tiền Lê. Viết về sự kiện này Lan Khai tỏ rõ sự ủng hộ và nhiều thiện cảm với nhân vật lịch sử Lý Công Uẩn, lên án sự bạo tàn của tên bạo chúa Lê Ngọa Triều (Lê Long Đĩnh). Cũng là lẽ hưng phế của các triều đại nhưng trong tiểu thuyết Chiếc ngai vàng Lan Khai tỏ ra không mấy thiện cảm với nhân vật Trần Thủ Độ - người có vai trò quyết định trong sự lên ngôi độc chiếm thiên hạ của họ Trần. Lan Khai mô tả Trần Thủ Độ về ngoài hình là một võ tướng cao lớn, mắt xếch, da đen, có cử chỉ rất đột ngột, lạnh lùng rất đáng sợ và nhất là có “cặp mắt lươn trắng dã với cái cách cười nụ thảm thế”. Những thủ hạ của Trần Thủ Độ cũng được mô tả là những tay thủ đoạn gian

xảo: “(...) người ngồi giữa nhỏ nhắn hơi gầy; (...) khuôn mặt quắt lại như hai ngón tay chéo; nước da vàng sỉn; cặp môi thâm, khuất bóng trong bộ râu rậm đỏ với hai mắt đưa đẩy nhanh như chớp tỏ ra là một tính nết giảo hoạt, thâm độc lạ lùng”. Những thủ đoạn đoạt ngôi nhà Lý của Trần Thủ Độ được chính Độ nói với các bá quan không chút ngại ngần: “Xem thế đủ biết việc Thái Tôn (tức Trần Cảnh – V.Đ.H) trốn đi không phải là tự Lý Chiêu Hoàng như ta vừa đổ vấy. Ta biết nhưng ta vẫn buộc tội cho Chiêu Hoàng, cốt cho mọi người cùng ngờ vực hắn, như thế dễ cho công việc của ta sau này. Kể ra cũng hơi tàn nhẫn thực. Lấy ngôi của người, ép người cho cháu mình rồi lại truất bỏ người đi”. Lan Khai còn đặt vào miệng nhân vật này những câu tự phụ khi cho rằng: “Người ta ở đời, một là lưu phương thiên cổ, hai là di xú vạn niên. Thủ Độ này dù chẳng được tiếng trung nghĩa với nhà Lý như Quan Vân Trường khi xưa tận tâm với nhà Hán, thì cũng để được tiếng về sau là người khôn ngoan, giảo quyệt chẳng thua chi Tào A-man”. Có lẽ cho đến nay, chỉ Lan Khai là ví Trần Thủ Độ với Tào Tháo như là một biểu tượng của sự gian hùng. Đến thời đại nhà Trần ông có những tiểu thuyết như Chế Bồng Nga, Cánh buồm thoát tục... Đến thời Lê – Mạc thì có Ai lên phố Cát, gần hơn cả là thời diễn ra phong trào

Cần Vương thì có Đỉnh non thần, Gái thời loạn... Như chúng tôi đã khái quát về thể loại tiểu thuyết lịch sử Lan Khai, ông chỉ dựa vào các sự kiện lịch sử để hư cấu nên một thế giới khác, có khi là khác sự thật, theo ý chủ quan của mình.

Khác với Lan Khai dàn trải theo suốt các thời kì lịch sử, Nguyễn Triệu Luật lại chỉ tập trung vào thời kì duy nhất là thế kỉ 18, cuối Lê đầu Nguyễn, duy có tiểu thuyết Ngược đường trường thi bao quát một thời kì lịch sử rộng hơn, bắt đầu từ năm 1070 thời nhà Lý

đến nhà Nguyễn. Lí giải về việc tại sao ông không chọn những giai đoạn lịch sử cổ xưa hơn hay nhất là giai đoạn gần hơn, trong Lời Tựa lần thứ nhất cuốn Bà chúa chè Nguyễn

Triệu Luật viết: “Những chuyện đó còn gần ta quá. Gần thì ta xét bằng tính tình nhiều hơn bằng lí trí vì mới là chuyện của cha ta, ông bà ta thôi. Xét bằng tình thì hay lệch. Lệch từ người chép chuyện đến người nghe chuyện... Một sử gia Tây Âu nói rằng: Việc chưa qua năm mươi năm, chưa thuộc sử”. Ở lời Tựa xuất bản Bà chúa chè trong Tủ sách Tác phẩm hay năm 1938 Nguyễn Triệu Luật viết rõ hơn: “Lịch sử chỉ là một cuộc diễn

lại những trò cũ. Bước loạn vong, đông tây kim cổ vẫn tương tự như nhau. Đã thế thì, gần xa âu cũng thế thôi, can chi phải xem việc gần mới biết việc gần. Con người ta, có ruột gan ra, thì chuyện người xa muôn dặm, ngàn năm cũng đủ cảm. Mà không có ruột gan chi, thì chuyện trong nhà, trước mắt, ruột thịt, cũng vẫn thờ ơ”. Tập trung viết về giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn, Nguyễn Triệu Luật dựng lại hẳn một bức tranh lịch sử chân thực và sinh động của cả một quá trình vận suy của nhà Trịnh. Mỗi tiểu thuyết nhằm đến một nhân vật lịch sử nhất định, một sự kiện nhất địch, quyển viết sau nối tiếp quyển viết trước, quyển trước là nguyên nhân của quyển sau. Đó chính là bộ ba tiểu thuyết: Bà chúa chè, Chúa Trịnh Khải và Loạn kiêu binh. Tiểu thuyết Bà chúa chè là “khởi mào” sự suy

vong của nhà Trịnh, Loạn kiêu binh là sự suy tàn, khủng hoảng nghiêm trọng tàn phá nhà Trịnh, Chúa Trịnh Khải là người cố gắng cứu vớt nhà Trịnh nhưng không thành. Trong lời Tựa xuất bản Bà chúa chè năm 1938 Nguyễn Triệu Luật cũng nói rất rõ: “Vì mê Bà

chúa chè (tức Đặng Thị Huệ - V.Đ.H) chúa Trịnh Sâm mới bỏ con trưởng lập con thứ. Vì

bỏ con trưởng lập con thứ, triều đình mới sinh ra vây cánh. Vì bè đảng vây cánh, Kiêu binh mới làm loạn. Vì muốn trị Kiêu binh, chúa Trịnh Khải mới giở tay không kịp, trong nội trị bỏ bễ, ngoài vô tâm với cường lân. Nhân tâm ly tán, nhà Trịnh mới đứng vào cái địa vị mạt vận tàn hôi. Trong việc chôn nhà Trịnh, Bà chúa chè là người đào hố; lũ kiêu bình là lũ đứng chực đẩy người xuống hố; chúa Trịnh Khải là người bị chúng đẩy nhưng cứ chạy quanh miệng hố mà vừa tránh vừa tìm cách đuổi lũ chôn người. Lũ chôn người chạy tan rồi, chúa đương lúi húi một mình lấp hố thì vụt đâu có người xa chạy đến, đẩy mạnh một cái, thế là xong đời, xong cả cơ đồ họ Trịnh. Tôi phải đem ba việc: đào hố, đẩy

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w