Các thể loại khác

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 71 - 72)

1945: Đình bản Phổ Thông Bán Nguyệt San.

2.1.5 Các thể loại khác

Ngoài tiểu thuyết, truyện ngắn, lý luận, phê bình khảo cứu... thì các thể loại khác cũng được các nhà văn trong nhóm Tân Dân quan tâm nhưng có số lượng tác phẩm ít. Ở đây chúng tôi chỉ xin điểm qua mà không đi vào phân tích. Trước hết chúng tôi muốn nói tới những bài viết ngắn đăng chủ yếu trên báo Ích Hữu dưới dạng ký: ký chân dung (với tác giả Linh Phượng trong mục Tập ảnh trên Ích Hữu), du ký ( với các tác giả Tinh Vệ, Hoàng Điệp), bút ký (với tác giả Lê Văn Trương, Nguyễn Tuân, Phùng Tất Đắc), phóng sự (với cây bút Yến Đình Nguyễn Đình Lạp)... Trong thể ký đáng chú ý hơn cả là tác giả Phùng Tất Đắc với tập phiếm luận Trước đèn xuất bản trong Tủ sách Những tác phẩm hay năm 1939 và quyển du kí của Nguyễn Tuân nhan đề Một chuyến đi xuất bản trong Tủ sách Tao Đàn năm 1941. Ngọc Giao cũng là một cây bút viết ký và tạp văn khá thành công. Gần đây nhất, Nguyễn Tuấn Khanh đã cho ra mắt tuyển tập Ký và Tạp văn Ngọc Giao với tựa đề Quan báo do nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành, sưu tầm những bài kí và tạp văn Ngọc Giao viết đăng trên các ấn phẩm của nhà Tân Dân. Về thơ, đây là thể loại khiêm tốn hơn cả trong di sản văn chương của nhóm Tân Dân. Các bài thở của Lưu Trọng Lư, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Phạm Hầu... được đăng rải rác trên tạp chí Tao Đàn, báo Ích Hữu và Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Không có một tập thơ nào được xuất bản. Tuy nhiên có hai bài thơ đã đi vào lịch sử văn học dân tộc là bài Tống biệt hành của

Thâm Tâm đăng Tiểu Thuyết Thứ Bảy năm 1940, bài Hai sắc hoa Ti-gôn đăng Tiểu Thuyết Thứ Bảy năm 1937.

2.2 Đề tài

Nghiên cứu về một nhóm văn học không thể bỏ qua mảng đề tài. Đề tài là cơ sở quan trọng để xác định những đặc điểm chung trong quan niệm nghệ thuật, thế giới quan

của các nhà văn trong nhóm. Trong phần này chúng tôi sẽ tìm hiểu cách lựa chọn và xử lí đề tài của các nhà văn nhằm tìm ra những điểm tương đồng cũng như dị biệt giữa các nhà văn trong nhóm, để thấy được sự đa dạng về phong cách và khuynh hướng sáng tác trong nhóm Tân Dân, cũng như những đóng góp của họ. Ở mỗi mảng đề tài chúng tôi sẽ đưa ra được chân dung của nhà văn tiêu biểu nhất. Chúng tôi khảo sát sáng tác của nhóm Tân Dân dựa trên các mảng đề tài dưới đây.

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w