Phần kết luận

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 119 - 120)

Luận văn của chúng tôi đã cố gắng tái dựng lại sự hình thành và phát triển của nhóm văn chương Tân Dân trong thời gian khoảng một thập kỉ trước cách mạng tháng Tám (1934 -1945) qua những dấu mốc quan trọng nhất về: sự ra đời các cơ quan ngôn luận, sự hợp tác và đóng góp của những nhà văn trong nhóm, quan điểm sáng tác cũng như tư tưởng, khuynh hướng nghệ thuật... Chúng tôi đã tái hiện lại một bức tranh chân thực về các hoạt động của nhóm xung quanh các cơ quan ngôn luận, trong sự cạnh tranh với các nhóm văn chương khác về thị trường, tư tưởng... Chúng tôi cũng đã bước đầu có những khảo sát quan trọng về thể loại và đề tài mà nhóm Tân Dân đã khai thác trong thực tiễn sáng tác. Qua những nghiên cứu đó chúng tôi nhận thấy Tân Dân là một nhóm văn học lớn, có công hàng đầu trong việc hình thành nên một thị trường văn học chuyên nghiệp và sôi động trước cách mạng tháng Tám, và cũng chính là nơi để đào luyện nên nhiều nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Nhóm Tân Dân đã phát triển mạnh mẽ

nhờ vào sự “mở” trong tư tưởng và quan niệm nghệ thuật, dung nạp cả cũ và mới, cả lãng mạn và hiện thực. Về tư tưởng đạo đức, Tân Dân đặc biệt chú trọng và đề cao mô hình đạo đức truyền thống và ngợi ca nhiều về quá khứ qua đó gián tiếp biểu hiện một tình yêu nước kín đáo và mạnh mẽ. Trong luận văn này, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do giới hạn về thời gian, quy mô của một luận văn thạc sỹ nên còn nhiều vấn đề, nhiều nhân vật chúng tôi chưa đề cập kĩ hoặc chỉ điểm tên chỉ mặt lướt qua. Trong các công trình tới chúng tôi sẽ cố gắng phục những nhược điểm này để có một cái nhìn kĩ lưỡng và hoàn thiện hơn về nhóm Tân Dân.

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w