Sự đa dạng hóa

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 32 - 33)

* Giảm rủi ro:

Giống một danh mục lớn, một hãng lớn chịu ít rủi ro phi hệ thống hơn. Các vụ sáp nhập thường được tiến hành dựa vào sự biện minh này. Vấn đề với lí lẽ này là nó bỏ qua sự thật rằng các nhà đầu tư có thể đạt được lợi ích từ đa dạng hóa bằng cách mua cổ phần của hai công ty riêng biệt. Bởi vì hầu hết các cổ đông đều nắm giữ những danh mục được đa dạng hóa tốt nên họ sẽ không nhận thêm được lợi ích nào từ việc hãng được đa dạng hóa sau vụ mua lại. Hơn nữa, như đã chỉ ra, có những chi phí đi kèm với việc sáp nhập và điều hành một công ty được đa dạng hơn.

Loại cổ đông duy nhất nhận được lợi ích từ việc đa dạng hóa mà một vụ sáp nhập tạo ra là những cổ đông không nắm giữ những danh mục được đa dạng hóa tốt. Đó là những người lao động trong hãng.

* Khả năng vay nợ và chi phí vay:

Một hãng lớn vì được đa dạng hóa hơn nên có xác suất phá sản thấp hơn. Hệ quả là nó có khả năng vay nợ cao hơn. Nói cách khác, nó có thể tăng mức độ đòn bẩy và do đó có chi phí vốn thấp hơn.

* Tính thanh khoản:

Các cổ đông của một công ty tư nhân thường không được đa dạng hóa. Khi một công ty mua lại một công ty mục tiêu tư nhân, nó đưa ra cho những chủ sở hữu của công ty mục tiêu cách thức để họ giảm tình trạng rủi ro bằng cách bán khoản đầu tư của họ trong công ty tư nhân và tái đầu tư vào một danh mục được đa dạng hóa. Tính thanh khoản mà bên chào giá đề nghị với các chủ sở hữu của công ty tư nhân có thể là đáng giá và thường là một động cơ quan trọng để các cổ đông của công ty bị thu mua đồng ý với vụ mua lại.

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 32 - 33)