Ta có thể xác định giá của trái phiếu từ các loại trái phiếu khác đang được giao dịch trên thị trường vào thời điểm công ty quyết định phát hành trái phiếu. Cách làm này dựa trên phương pháp “Lập danh mục phỏng theo”.
Nội dung phương pháp: Các trái phiếu hoặc danh mục trái phiếu có các luồng tiền như nhau thì giá phải bằng nhau nếu không có cơ lợi. Như vậy, từ các trái phiếu sẵn có trên thị trường, ta có thể lập danh mục sao cho dòng tiền của danh mục phỏng theo luồng tiền của trái phiếu cần định giá. Tính giá trị của danh mục chính là giá hợp lý của trái phiếu.
VD:
Trái phiếu Kì hạn (năm) Lãi suất
coupon
Giá ($)
1 ½ 5%/năm 99
2 1 5.2%/năm 98
Hai trái phiếu đều có mệnh giá F =F1 = F2 =100 $ và trả lãi định kì nửa năm. Ta thiết lập danh mục phỏng theo trái phiếu zero có cùng F và kì hạn 1 năm như sau:
Kí hiệu: x1, x2 là số lượng trái phiếu 1, 2 có trong danh mục phỏng theo (P). Ta tính luồng tiền của P và của zero. Cho 2 luồng tiền này bằng nhau được hệ phương trình tuyến tính với x1, x2. Nhân số lượng với giá của trái phiếu 1, 2 được giá của danh mục P cũng chính là giá hợp lý của zero.
Hệ phương trình như sau:
= + = + + F F x F x F x 2 2 2 2 1 1 * ) 026 . 0 1 ( * 0 * 026 . 0 * * ) 025 . 0 1 ( *
Thay F =F1 = F2 =100, giải hệ phương trình:
=> = − = 97465 . 0 02472 . 0 2 1 x x
Vậy giá hợp lý của zero kì hạn 1 năm là 93.069$.
Sau khi xác định được giá hợp lý của trái phiếu, ta sẽ thu được giá trị thị trường của khoản nợ của công ty bằng cách nhân mức giá này với số lượng trái phiếu phát hành.
2.3.2 Định giá thương hiệu
2.3.2.1 Định giá thương hiệu bằng mô hình suất sinh lợi vượt trội (phụtrội) trội)
- Nếu không có thương hiệu, doanh nghiệp chỉ đạt suất sinh lợi trên vốn đầu tư bằng đúng chi phí vốn.
- Nếu có thương hiệu, doanh nghiệp đạt suất sinh lợi cao hơn. - Giá trị thương hiệu là do suất sinh lợi phụ trội tạo ra
- Định giá doanh nghiệp theo suất sinh lợi trên vốn hiện hành - Định giá doanh nghiệp theo suất sinh lợi bằng chi phí vốn
- Giá trị thương hiệu bằng chênh lệch giữa hai giá trị doanh nghiệp
2.3.2.2 Định giá thương hiệu bằng cách so sánh với doanh nghiệp kháccùng ngành không có thương hiệu mạnh cùng ngành không có thương hiệu mạnh
Phương pháp này định giá thương hiệu bằng cách so sánh doanh nghiệp với một doanh nghiệp cùng ngành không thương hiệu mạnh:
- Doanh nghiệp không có thương hiệu mạnh sẽ có suất sinh lợi trên vốn đầu tư thấp hơn doanh nghiệp đang định giá trị thương hiệu
- Coi mức chênh lệch suất sinh lợi trên vốn đầu tư này là do thương hiệu tạo ra - Định giá doanh nghiệp với suất sinh lợi trên vốn đầu tư hiện hành
- Định giá doanh nghiệp với suất sinh lợi trên vốn đầu tư của doanh nghiệp so sánh
- Giá trị thương hiệu bằng chênh lệch giữa hai giá trị thương hiệu
- Giả định chi phí xây dựng thương hiệu chiếm một tỷ lệ nhất định của tổng chi phí bán hàng và quảng cáo
- Xác định vòng đời của khoản chi phí xây dựng thương hiệu và giả định khoản chi phí này sẽ được khấu hao đều trong vòng đời của mình
- Tính chi phí xây dựng thương hiệu hàng năm trong quá khứ: bằng cách chia chi phí xây dựng thương hiệu cho tổng số năm (bằng đúng vòng đời của chi phí xây dựng thương hiệu)
- Đối với mỗi khoản chi xây dựng thương hiệu hàng năm, tính phần đã khấu hao và giá trị còn lại
- Tổng giá trị còn lại của tất cả các khoản chi phí xây dựng thương hiệu chưa khấu hao trong quá khứ cho ta giá trị thương hiệu
2.3.3 Mua bán nợ
Thị trường mua bán nợ tập trung vào hai loại nợ chính là nợ trả chậm và nợ xấu. Những đặc điểm trong khâu định giá hai loại nợ này như sau:
2.3.3.1 Nợ trả chậm
Một khoản nợ được coi là trả chậm khi chủ nợ cần bán khoản nợ trước thời gian đáo hạn của nó. Nhu cầu này thường nảy sinh khi một cơ hội đầu tư có lợi xuất hiện. Chủ nợ cần có vốn để thực hiện khoản đầu tư trong khi việc chờ đợi thanh toán nợ khi đến hạn có thể khiến cơ hội đó qua đi. Trong hoàn cảnh này, khoản nợ sẽ được bán lại cho nhà đầu tư khác. Tất nhiên, giá bán nợ sẽ là một mức giá chiết khấu như trong trường hợp của trái phiếu. Khi đó, ta hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp định giá trái phiếu để định giá khoản nợ trả chậm này.
2.3.3.2 Nợ xấu
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi khoản nợ cần mua bán được coi là một khoản nợ xấu. Ngân hàng sẽ có nhu cầu bán lại khoản nợ đó cho một công ty mua bán nợ. Mức giá bán sẽ nhỏ hơn mệnh giá của khoản nợ, như trong trường hợp trái phiếu.
Tuy nhiên, công ty không chỉ mua bán nợ là đủ bởi điều đó không giúp gì được cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp về bản chất vẫn là con nợ, vẫn chịu áp lực của khoản nợ. Công ty mua bán nợ cần hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách cho vay thêm vốn đi kèm với những điều khoản có lợi cho cả hai bên. Song song với đó là những hỗ trợ, tư vấn về chiến lược đầu tư và tài trợ của doanh nghiệp. Lúc này, trên quan điểm của trái phiếu chuyển đổi, lãi suất tái cấp vốn có thể rất nhỏ, thậm chí bằng 0. Công ty mua bán nợ đã hi sinh lợi ích hiện tại để đổi lấy lợi ích trong tương lai với quyền được chuyển một phần của khoản nợ thành cổ phiếu.
Vấn đề định giá trong trường hợp này nằm ở chỗ cần nhìn nhận về tiềm năng và rủi ro của doanh nghiệp (thông qua chiến lược kinh doanh và cơ cấu vốn B/S) cũng như mức chung của ngành. Điều này nảy sinh nhu cầu cần xác định cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp và xây dựng hệ thống chỉ số ngành.
Với khoản nợ xấu, ta thực hiện định giá khoản nợ bằng mô hình quyền chọn Black-Scholes OPM. Các bước thực hiện tương tự như trong 2.3.1 đã trình bày ở trên. Trong trường hợp doanh nghiệp được tái cấp vốn bằng khoản vay mới, ta có thể định giá khoản vay mới của doanh nghiệp bằng một số mô hình toán sau: mô hình định giá quyền chọn của Merton; phương pháp của Bernman, Schwartz, Ingersoll; mô hình dòng tiền chiết khấu. Nội dung chi tiết xin xem tại luận văn tốt nghiệp “Áp dụng công cụ toán học để định giá khoản nợ trong trường hợp tái tài trợ đối với doanh nghiệp có nợ xấu của sinh viên Trần Thị Bích Thủy – Toán Tài chính 45.
2.3.4 Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
Phần này sẽ trình bày phương pháp định giá doanh nghiệp trong mua bán, sáp nhập theo mô hình DCF.