Vai trò của định giá trong mua bán nợ

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 26 - 28)

Theo quan điểm hiện đại, một thương vụ mua bán nợ được coi là thành công, đem lại hiệu quả cao cho cả bên mua nợ và bán nợ khi nó không những đưa ra mức giá mua nợ được cả hai bên chấp nhận mà còn thực hiện tái cấp vốn cho doanh nghiệp đi kèm với những tư vấn về tái cơ cấu hay chiến lược đầu tư. Định giá đóng vai trò quan trọng trên cả hai khía cạnh này.

Thứ nhất, quá trình định giá đưa ra một cái nhìn rõ ràng về triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Xét theo phương pháp xử lý, nợ xấu có thể được phân thành ba loại: nợ có tài sản đảm bảo; nợ không có tài sản đảm bảo và không có đối tượng để thu; nợ không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ vẫn còn tồn tại và hoạt động. Nợ loại ba chính là đối tượng của các thị trường mua bán nợ. Tuy không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ vẫn còn tồn tại và hoạt động, có nghĩa là doanh nghiệp vẫn có khả năng phục hồi.

Một doanh nghiệp để lâm vào tình trạng có nợ xấu ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh thì có rất nhiều nguyên nhân: do bộ máy quản lý kém hiệu

quả, do năng suất lao động của công nhân, nhân viên thấp, do sai lầm trong chiến lược, dự toán sai dòng tiền và cũng có thể do nhiều lý do khách quan khác. Nhưng một đặc điểm quan trọng đối với loại doanh nghiệp này là nó hoạt động trong ngành có triển vọng, doanh nghiệp được đánh giá cao về triển vọng phát triển, sản phẩm của doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ tiềm năng.

Đối với loại doanh nghiệp này, chúng ta không thể nhìn vào giá trị của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại bởi với tình trạng nợ hiện thời, doanh nghiệp đang gặp nguy cơ lớn về tài chính và rất có thể đang ở trên bờ vực của sự phá sản. Cái chúng ta nhìn nhận về doanh nghiệp chính là ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động và triển vọng phục hồi trong tương lai của doanh nghiệp. Sự phát triển của một doanh nghiệp về dài hạn không thể vượt quá sự phát triển của ngành mà nó hoạt động. Các chỉ số của doanh nghiệp sẽ tiệm cận đến các chỉ số của ngành. Vào thời điểm khó khăn, nếu doanh nghiệp được vực dậy thì có thể lại phát triển và tiến sát các chỉ số của ngành. Dựa vào điều này, ta có thể định giá được giá trị doanh nghiệp.

Thông qua việc định giá, chúng ta cũng đồng thời có cái nhìn cụ thể hơn về các dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp cũng như về cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các công ty mua bán nợ có thể hỗ trợ doanh nghiệp, đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn như xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp, giúp tăng giá trị doanh nghiệp nhờ lợi ích từ lá chắn thuế đồng thời giữ chi phí phá sản ở mức chấp nhận được; cân đối giữa các khoản trả lãi, trả gốc vay với dòng tiền của các dự án…

Thứ hai, không kém phần quan trọng, quá trình định giá đưa ra những mức giá mua nợ có thể chấp nhận được đối với cả bên mua và bên bán. Tại các thị trường tài chính phát triển, trái phiếu chuyển đổi là một công cụ khá phổ biến được sử dụng để xử lý các khoản nợ xấu. Bởi trái phiếu chuyển đổi đem lại lợi ích cho cả hai bên. Đối với doanh nghiệp, họ có thể huy động được khoản vốn lớn với chi phí thấp hơn là đi vay ngân hàng và phát hành cổ phiếu. Do chỉ phải trả một chi phí thấp hơn mà trong thời gian đầu khi chưa chuyển đổi làm cho khả năng vỡ nợ thấp hơn nên nếu

doanh nghiệp thành công thì sẽ thu được nhiều tiền mặt hơn sau khi chuyển đổi. Đối với doanh nghiệp mua nợ, trong việc đưa ra chiến lược để phục hồi doanh nghiệp, bất kì công ty nào cũng cân nhắc đến lợi ích kinh tế trong việc cho vay thêm, chịu rủi ro tín dụng để tối đa hóa giá trị cho con nợ và luôn đòi hỏi một điều kiện đi kèm. Với tỉ lệ chuyển đổi và mức giá chuyển đổi xác định trước, căn cứ vào ước tính giá trị cổ phiếu trong tương lai, công ty mua bán nợ có thể đưa ra một mức giá hợp lý nhằm đảm bảo lợi ích cho mình. Mặt khác, khi coi tái tài trợ như mua trái phiếu chuyển đổi, toàn bộ khoản nợ cũ và mới đều được chuyển đổi. Đây là một điều hết sức có lợi cho bên mua nợ một khi toàn bộ khoản nợ được chuyển đổi vì thực chất giá trị khoản nợ cũ lớn hơn rất nhiều so với khoản cho vay thêm.

Dưới góc độ trái phiếu chuyển đổi, việc xác định giá trị của khoản nợ cũ cũng như khoản nợ mới đều đòi hỏi sự có mặt của các mô hình định giá. Trước hết, giá thực hiện chuyển đổi ấn định trong hợp đồng dựa trên việc dự báo giá Pttrong tương lai. Để có được mức giá này, rõ ràng chúng ta phải sử dụng đến các mô hình định giá doanh nghiệp (xác định giá trị vốn chủ sở hữu) hay các mô hình định giá cổ phiếu. Thứ hai, nhờ việc định giá, ta có thể xác định được mức lãi suất tái chiết khấu và các mức giá của khoản nợ.

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w