Phương pháp chi phí vốn

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 56 - 59)

Trong phương pháp chi phí vốn, giá trị của doanh nghiệp thu được bằng cách chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp theo chi phí vốn bình quân trọng số. Ẩn trong giá trị này là lợi ích từ lá chắn thuế (nhờ đưa chi phí nợ sau thuế vào chi phí vốn) và rủi ro dự kiến tăng thêm gắn liền với nợ (dưới dạng chi phí vốn chủ và

nợ cao hơn khi tỉ lệ nợ cao hơn). Cách áp dụng cụ thể mô hình này sẽ phụ thuộc vào những giả định về tăng trưởng trong tương lai.

Ý tưởng mang tính cách mạng và trực quan nhất đằng sau việc định giá doanh nghiệp là quan niệm cho rằng chủ sở hữu và tổ chức cho vay đối với doanh nghiệp dù gì vẫn là các đối tác cung cấp vốn cho doanh nghiệp và chia sẻ sự thành công của doanh nghiệp. Sự khác biệt chủ yếu giữa chủ sở hữu và chủ nợ trong các mô hình định giá doanh nghiệp nằm ở bản chất quyền lợi được xác lập của họ đối với dòng tiền - chủ nợ được giải quyết quyền lợi bằng một phần dòng tiền cố định và chủ sở hữu nhận quyền lợi dựa trên phần dòng tiền còn lại. Mô hình FCFF có các dạng khác nhau, chủ yếu nhờ kết quả của những giả định về sự tăng trưởng kỳ vọng sẽ cao bao nhiêu và tiếp tục trong bao lâu. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét các phiên bản khác nhau của mô hình FCFF:

* Doanh nghiệp tăng trưởng ổn định

Một doanh nghiệp tăng trưởng ở tốc độ có thể duy trì mãi mãi – hay tốc độ tăng trưởng ổn định – có thể được định giá bằng phương thức tăng trưởng ổn định có phương trình như sau:

Giá trị của doanh nghiệp =

n g WACC FCFF −1 Trong đó: FCFF1 = FCFF kỳ vọng năm sau

WACC = Chi phí vốn bình quân trọng số

gn = Tốc độ tăng trưởng trong mô hình FCFF (mãi mãi)

Có hai điều kiện cần được thỏa mãn khi sử dụng mô hình này. Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng trong mô hình phải thấp hơn hoặc bằng tốc độ tăng trưởng trong nền kinh tế-tăng trưởng sẽ là danh nghĩa nếu chi phí vốn tính theo giá trị danh nghĩa, hoặc là tăng trưởng thực nếu chi phí vốn tính theo giá trị thực. Thứ hai, các đặc tính của doanh nghiệp phải nhất quán với những giả định về tăng trưởng ổn định. Cụ thể, tỷ lệ tái đầu tư được dùng để ước tính dòng tiền tự do của doanh nghiệp phải

nhất quán với tốc độ tăng trưởng ổn định. Cách tốt nhất để đảm bảo sự nhất quán này là lấy tỷ lệ tái đầu tư từ tốc độ tăng trưởng ổn định và suất sinh lợi trên vốn (return on capital) mà doanh nghiệp có thể duy trì mãi mãi.

Nếu việc tái đầu tư được ước tính từ các khoản chi đầu tư ròng và những thay đổi trong vốn lưu động, thì các khoản chi đầu tư ròng phải tương tự như của các doanh nghiệp khác trong ngành (có thể bằng cách ấn định tỷ lệ chi đầu tư trên khấu hao theo mức bình quân của ngành) và sự thay đổi vốn lưu động phải không nhỏ hơn 0. Vốn lưu động thay đổi âm sẽ tạo ra dòng tiền, mặc dù điều này không có vấn đề gì với doanh nghiệp trong ngắn hạn, nhưng giả định như vậy trong dài hạn là khá nguy hiểm. Chi phí vốn cũng phải phản ánh được doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Cụ thể, hệ số beta phải gần bằng một.

Giống tất cả những mô hình tăng trưởng ổn định, mô hình này cũng nhạy cảm trước những giả định về tốc độ tăng trưởng kỳ vọng. Tuy nhiên, điều này bị khuếch đại bởi thực tế rằng suất chiết khấu sử dụng trong định giá là WACC, thấp hơn rất nhiều so với chi phí vốn chủ sở hữu của hầu hết các doanh nghiệp. Hơn nữa, mô hình này cũng nhạy cảm với các giả định về các khoản chi đầu tư liên quan đến khấu hao. Nếu các yếu tố đầu vào để tái đầu tư không phụ thuộc vào tăng trưởng kỳ vọng, thì dòng tiền tự do của doanh nghiệp có thể bị nâng lên (hay hạ xuống) bằng cách giảm (hay tăng) các khoản chi đầu tư liên quan đến khấu hao. Nếu tỷ lệ tái đầu tư được ước tính từ suất sinh lợi trên vốn, thì những thay đổi suất sinh lợi trên vốn có thể có tác động mạnh lên giá trị của doanh nghiệp.

* Dạng tổng quát của mô hình FCFF

Giá trị của doanh nghiệp, trong trường hợp khái quát nhất, có thể được viết thành hiện giá của dòng tiền kỳ vọng của doanh nghiệp đó.

Giá trị của doanh nghiệp = ∑=∞

= +t t t t t WACC FCFF 1 (1 )

Trong đó:

FCFFt = Ngân lưu tự do của doanh nghiệp trong năm t WACC = Chi phí vốn bình quân có trọng số

Nếu doanh nghiệp đạt đến trạng thái dừng sau n năm và bắt đầu tăng trưởng ở tốc độ ổn định gn sau đó, thì giá trị của doanh nghiệp có thể được viết thành:

Giá trị doanh nghiệp = ∑=

= +n n t t t t WACC FCFF 1 (1 ) + n n n WACC g WACC FCFF ) 1 ( )] /( [ 1 + − + Với:

FCFF = EBIT * (1 - thuế suất) – (Chi đầu tư – khấu hao)

– Thay đổi vốn lưu động không phải tiền mặt

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 56 - 59)