Giá trị của quyền kiểm soát và giá trị gia tăng:

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 85 - 87)

- Giá trị của quyền kiểm soát:

Giá trị quyền kiểm soát một hãng đến từ những thay đổi được tạo ra với chính sách quản lý hiện tại. Quyền kiểm soát có thể làm tăng giá trị hãng. Tài sản có thể

được tăng cường hoặc thanh lý, cơ cấu tài trợ, chính sách tài trợ có thể thay đổi, hãng có thể được tái cấu trúc lại để tối đa hóa giá trị. Nếu chúng ta có thể xác định những thay đổi mà chúng ta có thể thực hiện với công ty mục tiêu, ta có thể định giá quyền kiểm soát. Giá trị quyền kiểm soát có thể được viết như sau:

Giá trị quyền kiểm soát = Giá trị của hãng được quản lý tối ưu – Giá trị của hãng với sự quản lý hiện tại

- Giá trị gia tăng

Trong khi việc định giá giá trị gia tăng yêu cầu chúng ta thực hiện những giả định về dòng tiền và tăng trưởng tương lai, sự thiếu chính xác trong quá trình này không có nghĩa là chúng ta không thể đạt được một giá trị ước lượng có cơ sở. Chúng ta có thể định giá giá trị gia tăng bằng cách trả lời hai câu hỏi cơ bản sau:

(1) Giá trị gia tăng được kỳ vọng diễn ra theo hình thức nào? Nó sẽ làm giảm chi phí bằng một tỉ lệ nào đó của doanh thu và làm tăng tỉ số lợi nhuận (ví dụ như khi có tính kinh tế của qui mô)? Nó sẽ làm tăng tăng trưởng trong tương lai (khi sức mạnh thị trường gia tăng) hay độ dài của thời kỳ tăng trưởng. Giá trị gia tăng sẽ có ảnh hưởng đến một trong bốn đầu vào của quá trình định giá: dòng tiền lớn hơn từ tài sản hiện tại (tiết kiệm chi phí và tính kinh tế của quy mô), tốc độ tăng trưởng kỳ vọng cao hơn (sức mạnh thị trường, tiềm năng tăng trưởng cao hơn), thời kỳ tăng trưởng dài hơn (từ lợi thế cạnh tranh tăng lên), chi phí vốn thấp hơn (khả năng vay nợ cao hơn).

(2) Giá trị gia tăng sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền khi nào? Giá trị gia tăng đôi khi diễn ra tức thì nhưng chúng có khả năng bộc lộ sau một khoảng thời gian hơn. Do giá trị gia tăng là giá trị hiện tại của dòng tiền tạo ra bởi nó nên nó càng mất nhiều thời gian để cho thấy hiệu quả thì càng có ít giá trị.

Điều quan trọng trong định giá là phải tách biệt giá trị gia tăng và giá trị quyền kiểm soát. Bằng việc tách biệt giá trị quyền kiểm soát ra khỏi giá trị gia tăng, chúng ta đạt được hai mục tiêu. Thứ nhất, ta đảm bảo rằng không có sự tính lặp. Chẳng hạn, nếu một hãng có ROC thấp vì tài sản của nó được sử dụng không hiệu quả, ta

chỉ ra sự gia tăng giá trị bắt nguồn từ việc sắp xếp lại những tài sản này và việc tăng ROC là một phần giá trị quyền kiểm soát. Với giá trị gia tăng, cần có một sự tăng hơn nữa trong ROC đối với hãng hợp nhất. Thứ hai, ta có thể xây dựng chiến lược chào giá mua lại mà có thể phân biệt giữa giá trị gia tăng và quyền kiểm soát. Chúng ta có thể sẵn sàng trả gần 100% giá trị quyền kiểm soát (với lập luận rằng hãng mục tiêu có thể tự mình thay đổi cách quản lý) nhưng chỉ trả một phần giá trị gia tăng (vì nó không thể được tạo ra nếu không có hãng chào mua).

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 85 - 87)