Ước lượng dòng tiền trong thời đoạn tăng trưởng bất thường

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 47 - 49)

* Các bước trong ước lượng dòng tiền: - Ước lượng thu nhập hiện tại của hãng:

Nếu cần dòng tiền của vốn chủ sở hữu, xem xét thu nhập sau chi phí lãi vay. VD: thu nhập ròng. Nếu cần dòng tiền của doanh nghiệp, xem xét thu nhập hoạt động sau thuế.

- Xem xét doanh nghiệp đã đầu tư bao nhiêu để tạo ra sự tăng trưởng tương lai: Nếu việc đầu tư không tạo ra chi phí, nó sẽ được phân loại như là chi đầu tư. Ở một mức độ nhất định, khấu hao tạo ra một dòng tiền. Dòng tiền này sẽ bù đắp một phần của những khoản chi này. Việc tăng nhu cầu vốn lưu động cũng là sự đầu tư cho tăng trưởng tương lai.

- Nếu ước lượng dòng tiền của vốn chủ sở hữu, cần tính thêm dòng tiền từ việc phát hành nợ ròng (Nợ phát hành – Nợ đã trả).

* Cập nhật báo cáo tài chính:

Khi định giá các công ty, chúng ta thường phụ thuộc vào các báo cáo tài chính để có được các đầu vào về thu nhập và tài sản. Các báo cáo hàng năm thường trở nên lỗi thời. Chúng ta có thể cập nhật chúng bằng cách:

- Sử dụng “số liệu hiệu chỉnh 12 tháng qua” (trailing 12-month data): được xây dựng từ các báo cáo tài chính hàng quý

- Các báo cáo không chính thức nếu không có báo cáo hàng quý

Việc cập nhật này tạo ra sự khác biệt lớn nhất cho các hãng nhỏ và biến động cũng như cho các hãng vừa trải qua sự tái cấu trúc quan trọng.

“Số liệu hiệu chỉnh 12 tháng qua” có thể được ví dụ như sau:

Doanh thu 12 tháng qua = Doanh thu năm trước – Doanh thu 3 quý đầu tiên của năm trước + Doanh thu 3 quý đầu tiên của năm nay.

* Chi đầu tư ròng:

Chi đầu tư ròng cho thấy chênh lệch giữa chi đầu tư và khấu hao. Khấu hao là một dòng tiền vào mà trả cho một số hoặc phần nhiều (hay đôi khi toàn bộ) chi đầu tư. Nói chung, chi đầu tư là một hàm cho thấy một hãng đang tăng trưởng hoặc đang kì vọng tăng trưởng ở mức độ nào. Các hãng tăng trưởng nhanh sẽ có chi đầu tư ròng cao hơn nhiều so với các hãng tăng trưởng thấp. Do đó, các giả định về chi

đầu tư ròng không bao giờ được thực hiện một cách tách rời với các giả định về tăng trưởng trong tương lai.

* Đầu tư vốn lưu động:

Trong kế toán, vốn lưu động là sự chênh lệch giữa tài sản lưu động (hàng tồn kho, tiền mặt và các khoản phải thu) và nợ ngắn hạn (các khoản phải trả, nợ ngắn hạn và nợ đến hạn).

Từ quan điểm về dòng tiền, chúng ta có một định nghĩa rõ ràng hơn về vốn lưu động. Đó là chênh lệch giữa tài sản lưu động phi tiền mặt hay tài sản lưu động không được hưởng lãi (hàng tồn kho và các khoản phải thu) với nợ ngắn hạn không phải trả lãi (các khoản phải trả).

Vốn lưu động ròng = Tất cả tài sản lưu động không được hưởng lãi – Tất cả nợ ngắn hạn không phải trả lãi

Bất cứ một sự đầu tư theo thước đo về vốn lưu động này đều giữ tiền mặt nằm im. Do đó, bất cứ một sự tăng (giảm) trong vốn lưu động sẽ làm giảm (tăng) dòng tiền ở thời kỳ đó. Khi dự báo tăng trưởng tương lai, điều quan trọng là phải dự báo ảnh hưởng của tăng trưởng đó đến nhu cầu vốn lưu động và đưa những ảnh hưởng này vào dòng tiền.

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 47 - 49)