Đối với trái phiếu zero coupon

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 80 - 81)

Khi công ty phát hành trái phiếu zero coupon, ta có thể sử dụng mô hình OPM để xác định giá trị thị trường của trái phiếu với giả sử toàn bộ nguồn vốn nợ của công ty là trái phiếu zero coupon.

* Bước 1: Xác định giá trị các biến số

- Giá trị thị trường của tài sản doanh nghiệp: V

Tại thời điểm ban đầu trước khi phát hành cổ phiếu, ta có thể coi giá trị thị trường của tài sản doanh nghiệp chính là giá trị sổ sách của tài sản doanh nghiệp ấy.

- Thời gian đáo hạn của khoản nợ: T = thời gian đáo hạn của trái phiếu - Lãi suất phi rủi ro: rf

Lấy lãi suất trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn với trái phiếu.

- Giá trị sổ sách của khoản nợ: xác định trên bản cáo bạch hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp

- Độ biến động của tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản: σ

Các giá trị lợi nhuận và tổng tài sản được xác định theo các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

- Hàm tích lũy của phân phố log chuẩn: N(.)

Hàm N(d1) và N(d2) có thể tính dựa trên các đầu vào đã xác định ở trên * Bước 2: Xác định giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu:

S = V*N(d1) – e(-rf)*T *D*N(d2)

* Bước 3: Xác định giá trị thị trường B của trái phiếu B = V – S

Chia B cho số lượng trái phiếu phát hành ta sẽ thu được giá của một trái phiếu. Đồng thời, ta xác định được chi phí của khoản nợ (hay suất sinh lời yêu cầu đối với trái phiếu):

kb = Rf + (ρ – Rf) * N(-d1) *

B V

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 80 - 81)