Bước thứ ba là phân tích hệ số.
Trong mô hình DCF, chúng ta coi giá trị của một hãng như một hàm của 3 biến: khả năng tạo ra dòng tiền của hãng, sự tăng trưởng kỳ vọng của những dòng tiền này và sự bất định đi kèm với các dòng tiền. Mọi hệ số (dù nó là hệ số của thu nhập, doanh thu hay giá trị sổ sách) đều là hàm của ba biến tương tự: rủi ro, sự tăng trưởng và dòng tiền tiềm năng.
Trong mô hinh DCF đơn giản nhất cho vốn cổ phần, mô hình chiết khấu cổ tức tăng trưởng ổn định, giá trị của vốn cổ phần là:
Giá trị của cổ phần = P0 = n e g k DPS − 1 (2.29) Trong đó:
DPS1: cổ tức kỳ vọng trong năm sau ke: chi phí vốn cổ phần
Chia cả hai vế của (2.29) cho thu nhập, ta thu được hệ số PE cho hãng tăng trưởng ổn định:
Yếu tố quyết định của hệ số PE là tốc độ tăng trưởng kỳ vọng trong EPS, chi phí vốn cổ phần và tỉ lệ chi trả. Với các yếu tố khác không đổi, ta kỳ vọng rằng các hãng có tăng trưởng cao hơn, rủi ro thấp hơn và tỉ lệ chi trả cao hơn sẽ được giao dịch ở hệ số thu nhập cao hơn các hãng khác.
Chúng ta có thể thực hiện sự biến đổi tương tự để có hệ số giá trị doanh nghiệp. Giá trị của một doanh nghiệp tăng trưởng ổn định như sau:
V0 = n c g k FCFF − 1 (2.30)
Chia cả hai vế của (2.30) cho dòng tiền tự do kỳ vọng của hãng, ta thu được hệ số Giá trị/FCFF của hãng tăng trưởng ổn định:
= 1 0 FCFF V n c g k − 1
Hệ số của FCFF sẽ phụ thuộc vào hai biến: chi phí vốn của hãng và tốc độ tăng trưởng kỳ vọng.
Một trong những lợi thế của việc chuyển hóa hệ số từ mô hình DCF là chúng ta có thể phân tích mối quan hệ giữa mỗi biến cơ bản và hệ số bằng cách giữ các yếu tố khác không đổi và thay đổi giá trị của biến đó.