Đảm bảo tính công khai, minh bạch, rõ ràng, cân đối về mặt thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 26)

nếu có tai nạn lao động xảy ra, thì giữa hai doanh nghiệp lại thường đùn đẩy trách nhiệm cho nhau gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động,… Trong khi đó các quy định pháp luật hiện hành chưa có quy định về cơ chế bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi quyền và lợi ích đó bị xâm hại. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động này nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động, phòng ngừa được những rủi ro có thể xảy ra cho người lao động.

1.2.2.2. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, rõ ràng, cân đối về mặt thông tin thông tin

Những rủi ro đối với người lao động trong hoạt động cho thuê lại lao động như đã phân tích ở trên phần lớn cũng là do sự thiếu công khai, minh bạch, rõ ràng trong hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp cho thuê lại lao động, do không được cung cấp thông tin đầy đủ về những thỏa thuận, những điều kiện làm việc và những quyền lợi khác của người lao động mà hai doanh nghiệp là bên cho thuê lao động và bên thuê lại lao động đã ký với nhau bằng hợp đồng cho thuê lại lao động (hợp đồng cung ứng dịch vụ).

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người lao động để họ tìm cách lẩn tránh hoặc lập lờ về nghĩa vụ phải thực hiện đối với người lao động. Chẳng hạn như khi ký hợp đồng lao động họ chỉ thông báo về mức lương, thời gian làm việc, địa điểm và một số vấn đề cơ bản khác có trong

hợp đồng, còn những vấn đề khác liên quan đến một số quyền lợi khác của người lao động như vấn đề bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, hoặc chế độ khác theo quy định của luật lao động thì họ lại không nhắc đến hoặc không nói đến trong hợp đồng lao động, hoặc đưa ra những điều kiện, những cam kết mang tính lập lờ, không rõ ràng trong hợp đồng. Còn người lao động với sự thiếu hiểu biết pháp luật cũng chỉ lại quan tâm đến mức lương của mình, thời gian làm việc mà lại không để ý hoặc không biết đến những quy định khác theo pháp luật về hợp đồng lao động, dẫn đến phải chấp nhận những bất ngờ mang tính bất lợi cho mình.

Hoặc đến khi giữa hai doanh nghiệp cho thuê lao động và doanh nghiệp thuê lại lao động ký thỏa thuận với nhau về việc cung ứng lao động bằng hợp đồng cho thuê lại lao động (hợp đồng dịch vụ) thì cả hai doanh nghiệp này cũng tự ký với nhau mà không công khai, hoặc không thông báo về nội dung hợp đồng đã ký, về điều kiện làm việc và các chế độ phúc lợi khác liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, có thể họ cố tình che dấu thông tin để đạt được lợi ích trong công việc của họ. Nên người lao động có thể sẽ gặp phải nhiều rủi ro trong lao động, do không được cung cấp thông tin đầy đủ về điều kiện làm việc gây ra.

Như vậy, có thể dễ nhận thấy tình trạng vi phạm pháp luật lao động diễn ra nhiều trong thực tế, việc không thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với người lao động vẫn còn diễn ra nhiều lúc, nhiều nơi mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sự mất cân đối thông tin giữa doanh nghiệp và người lao động. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của một bên chủ thể là người lao động và một bên chủ thể tham gia quan hệ này là các doanh nghiệp cho thuê lao động hoặc doanh nghiệp thuê lại lao động đã cố tình che giấu thông tin nhằm để “bóc lột” sức lao động của người lao động hoặc nhằm để bớt xén kinh phí, trốn tránh nghĩa vụ đối với người lao động. Do vậy mà cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật trong hoạt động này để các hợp đồng lao động ký với người lao động hoặc hợp đồng cho thuê lao động giữa hai doanh nghiệp phải được công khai, minh bạch, nội dung phải rõ ràng và cân đối về mặt thông tin giữa các chủ thể, nhằm hạn chế những rủi ro không đáng có cho người lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w