Quy định về thủ tục, thẩm quyền cấp và thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 53)

pháp luật, không được thừa nhận). Nếu chiếu theo quy định như vậy thì hiện tại chưa thể thành lập được doanh nghiệp, vì không đủ điều kiện đối với người đứng đầu doanh nghiệp là phải “có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 03 năm trở lên”. Vậy khi nào doanh nghiệp mới được hoạt động trong lĩnh vực này nếu không có người đứng đầu doanh nghiệp? Hay những hoạt động “chui” trước đây đối với hoạt động này thì nay nghiễm nhiên được hợp thức hóa? Đây còn là vấn đề mà Luật chưa quy định rõ, nên chăng cần phải có Thông tư hướng dẫn chi tiết hơn nữa về vấn đề này để hoạt động cho thuê lại lao động đi vào thực tế một cách có hiệu quả?.

2.1.3. Quy định về thủ tục, thẩm quyền cấp và thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động động cho thuê lại lao động

Được quy định tại Điều 54 của Bộ luật Lao động năm 2012 và hướng dẫn theo các quy định về trình tự thủ tục, thẩm quyền cấp và thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động tại mục 2 chương II Nghị định 55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ.

Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn hoặc thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và Xã hội. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn tối đa không quá 36 tháng. Trường hợp gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì thời hạn không quá 24 tháng, số lần gia hạn không quá 02 lần. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được cấp lại có thời hạn không quá thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w