Quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ cho thuê lại lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 55 - 58)

bảo vệ được phần nào quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, với những chế tài với mức phạt tiền còn thấp như vậy thì chưa thể coi là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn được các hành vi vi phạm, mà các hành vi vi phạm pháp luật về lao động sẽ vẫn còn diễn ra, quyền lợi của người lao động sẽ vẫn bị vi phạm. Để hạn chế tối đa được các hành vi vi phạm nêu trên, nên chăng cần phải có hình thức xử phạt cao hơn, các chế tài nặng hơn nữa và cũng cần tăng cường lực lượng thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thì mới ngăn chặn được các hành vi vi phạm về pháp luật cho thuê lại lao động một cách có hiệu quả?

2.1.5. Quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ cho thuê lại lao động thuê lại lao động

Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào hoạt động cho thuê lại lao động được quy định cụ thể từ Điều 56 đến Điều 58 Bộ luật Lao động năm 2012. Theo đó, các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được quy định như sau:

- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động: (Điều 56 Bộ luật Lao động năm 2012)

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải: Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động; Phải thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động; Ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của pháp luật; Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động.

- Cùng với những quyền đó thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định. Ví dụ như: trả tiền lương,

, tiền lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hàng năm, tiền lương ngừng việc, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật; Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như

nhau; Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.; Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.

Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp cho thuê lại lao động là người sử dụng lao động, nên doanh nghiệp này có các quyền năng của người sử dụng lao động như : bố trí việc làm, nơi làm việc, tuyển dụng, sa thải, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động…Tuy nhiên, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật như: ký kết hợp đồng lao động, lập sổ quản lý lao động, sổ lương, báo cáo việc sử dụng lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, trả lương cho người lao động, đóng bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, …. cho người lao động.

- Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động: (Điều 57 Bộ luật Lao động năm 2012)

Bên thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ như: Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình; Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình; Thỏa thuận với người lao động thuê lại nếu huy động họ làm đêm, làm thêm giờ ngoài nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động; Không được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác; Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt; Trả lại doanh nghiệp cho thuê lại lao động người lao động không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động; Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.

Trong quan hệ này người thuê lại lao động với tư cách là một bên của hợp đồng hoặc thỏa thuận cho thuê lại lao động, người thuê lại lao động cũng có các quyền và nghĩa vụ tương ứng được pháp luật cho thuê lại lao động quy định và trong hợp đồng hoặc thỏa thuận cho thuê lại lao động mà người thuê lại lao động tham gia. Chẳng hạn như có nghĩa vụ thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình; Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình,…Người thuê lại lao động có quyền điều hành, giám sát trực tiếp người lao động được thuê, yêu cầu người lao động được thuê tuân thủ nội quy, quy chế, thỏa ước lao động, thỏa thuận việc làm thêm giờ với người lao động được thuê, …. Hoặc người thuê lại lao động còn có quyền trả lại người lao động được thuê nếu không đáp ứng yêu cầu công việc theo thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật,…

- Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại: ( Điều 58 Bộ luật Lao động năm 2012)

Người lao động thuê lại trong mối quan hệ với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động là quan hệ lao động, nên họ cũng được hưởng các quyền như được hưởng mức lương không thấp hơn mức tiền lương của người lao động của những người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc có giá trị như nhau; được quyền khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động nếu bên thuê lại lao động vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng; được đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định; được quyền tham gia, thành lập hoạt động trong các tổ chức mang tính chất xã hội nghề nghiệp như Công đoàn, Đoàn thanh niên,…. nhưng đồng thời người lao động thuê lại cũng phải thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật về lao động quy định và theo các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể. Còn trong quan hệ với người thuê lại lao động thì người lao động thuê lại còn phải tuân thủ sự điều hành, giám sát hợp pháp, nội quy, quy chế hoạt động, thỏa ước lao động tập thể của người thuê lại lao động trong thời gian làm việc với người thuê lại lao động.

Tóm lại, bằng những quy định mới về cho thuê lại lao động đã bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người lao động, những quy định này được xem là có sức

ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động, từ đây người lao động sẽ nắm rõ hơn những quyền lợi mà họ được hưởng và doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ chấp hành các quy định của pháp luật khi hoạt động trong lĩnh vực này, sẽ hạn chế được sự vi phạm pháp luật về cho thuê lại lao động của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w