Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động là các quy định của Pháp luật, quy định về các điều kiện của đơn vị tham gia quan hệ cho thuê lại lao động; các quy định về các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ cho thuê lại lao động.
* Thứ nhất là quy định về các điều kiện của đơn vị tham gia quan hệ cho thuê lại lao động:
Cho thuê lại lao động là một loại hình kinh doanh có điều kiện, đây là một loại hình kinh doanh đặc thù, vì vậy pháp luật cũng cần có những quy định chặt chẽ để xác định những điều kiện ràng buộc về mặt pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ này. Các điều kiện thường là: các tiêu chí về cấp giấy phép; quy định về thẩm quyền cấp giấy phép; quy định về vốn pháp định hoặc ký quỹ,…
* Thứ hai là quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ cho thuê lại lao động:
- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động ( người cho thuê lại lao động):
+ Quyền của doanh nghiệp cho thuê lại lao động: Quan hệ cho thuê lại lao động là mối quan hệ ‘tam giác” giữa ba bên, cho nên Doanh nghiệp cho thuê lại lao động vừa có các quyền của người sử dụng lao động theo quy định của luật quốc gia về lao động, lại vừa có quyền tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự với người thuê lại lao động , nên nó cũng có các quyền dân sự trong giao dịch dân sự mà nó xác lập.
Trong quan hệ pháp luật lao động, nhóm quyền này sẽ được pháp luật lao động nói chung và pháp luật về cho thuê lại lao động nói riêng của quốc gia điều chỉnh, bao gồm: quyền về tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động; quyền khen
thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động; quyền thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; quyền chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật …
Trong quan hệ pháp luật dân sự, nhóm quyền này sẽ được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật dân sự, tùy vào luật của mỗi quốc gia mà nhóm quyền này được quy định cho phù hợp.
+ Nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động: Ngoài các nghĩa vụ của người sử dụng lao động thì người cho thuê lao động còn phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự đối với bên thuê lại lao động khi tham gia các quan hệ này.
Các nhóm nghĩa vụ này bao gồm: ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thực hiện các thỏa thuận khác đã ký kết với người lao động, tôn trọng người lao động, lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, thực hiện đúng các quy định về chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động, chế độ phúc lợi cho người lao động ; thông báo cho người lao động cho thuê biết nội dung của hợp đồng hoặc thỏa thuận cho thuê lại lao động; trả lương cho người lao động cho thuê không thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc; không được ngăn cản người lao động cho thuê được thỏa thuận với người thuê lại lao động đã hoặc đang làm việc để làm việc cho họ; lập sổ báo cáo hoạt động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; kê khai báo cáo thuế đầy đủ…
Còn đối với doanh nghiệp thuê lại lao động thì doanh nghiệp cho thuê lao động phải thực hiện các nghĩa vụ mà đã ký kết trong hợp đồng hoặc theo thỏa thuận về cho thuê lại lao động và có thể sẽ phải thực hiện một số nghĩa vụ phát sinh mà trong hợp đồng hoặc thỏa thuận về cho thuê lại lao động không quy định, tùy vào quy định pháp luật ở mỗi quốc gia.
- Quyền và nghĩa vụ của người lao động cho thuê: + Quyền của người lao động cho thuê:
luật quốc gia quy định để điều chỉnh chung cho quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động thì người lao động còn có các quyền mà pháp luật quy định để điều chỉnh mối quan hệ giữa người lao động cho thuê và người thuê lại lao động, đó là các nhóm quyền cơ bản như: quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao nghề nghiệp làm việc và không bị phân biệt đối xử; quyền được hưởng lương, các khoản phụ cấp, phúc lợi khác theo thỏa thuận với người sử dụng lao động, được tham gia thành lập, hoạt động công đoàn và các tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác của người lao động, quyền được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, quyền khiếu nại với người cho thuê lại lao động trong trường hợp người thuê lại lao động vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa thuận cho thuê lại lao động, …
+ Nghĩa vụ của người lao động cho thuê:
Người lao động cho thuê phải thực hiện các nghĩa vụ trong quan hệ lao động như: Thực hiện đúng theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; Chấp hành đúng kỷ luật lao động, nội quy lao động và sự điều hành hợp pháp của người cho thuê lại lao động; thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Ngoài ra người lao động cho thuê còn phải thực hiện các nghĩa vụ trong quan hệ với người thuê lại lao động như: tuân thủ sự điều hành giám sát của người thuê lại lao động trong thời gian làm việc theo hợp đồng hoặc thỏa thuận về cho thuê lại lao động giữa người cho thuê lại lao động và người thuê lại lao động; tuân thủ thực hiện nội quy lao động, kỷ luật lao động và thỏa ước lao động tập thể của người thuê lại lao động; hoàn thành công việc được người thuê lại lao động giao phù hợp với các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa thuận về thuê lại lao động giữa người cho thuê lao động và người thuê lại lao động; phải tự mình chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nếu lỗi do người lao động cho thuê gây ra.
- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thuê lại lao động (người thuê lại lao động): Nội dung pháp luật điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của người thuê lại lao
động trong quan hệ pháp luật cho thuê lại lao động là nhóm các quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ giữa người thuê lại lao động và người cho thuê lao động, quyền và nghĩa vụ trong quan hệ với người lao động được thuê. Quan hệ giữa người thuê lại lao động và người cho thuê lao động là các quyền, nghĩa vụ dân sự do pháp luật dân sự điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa thuận cho thuê lại lao động. Còn quyền và nghĩa vụ trong quan hệ giữa người thuê lại lao động và người lao động được thuê sẽ do pháp luật cho thuê lại lao động điều chỉnh.
+ Các quyền của doanh nghiệp thuê lại lao động bao gồm: quyền điều hành, giám sát trực tiếp người lao động được thuê trong suốt thời gian người lao động được thuê làm việc theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê lại lao động; quyền thỏa thuận với người lao động cho thuê về các công việc ngoài hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê lại lao động đã ký; quyền tuyển dụng người lao động được thuê nếu được sự chấp thuận của người cho thuê lao động và người lao động được thuê; quyền trả lại người lao động được thuê nếu người lao động đó không đáp ứng được yêu cầu như thỏa thuận hoặc có hành vi vi phạm kỷ luật lao động…
+Các nghĩa vụ của doanh nghiệp thuê lại lao động bao gồm: Thông báo, hướng dẫn cho người thuê lại lao động biết nội quy lao động của đơn vị mình; không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của đơn vị mình.; không được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác; chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của người lao động thuê lại trong thời gian làm việc và công việc theo các thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa thuận cho thuê lại lao động.
- Ngoài quyền và các nghĩa vụ của các chủ thể như đã nói ở trên thì còn có các quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lý nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền trong việc: cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động; Thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm pháp luật về cho thuê lại lao động; quản lý nhà nước về hoạt động cho thuê lại lao động.