Mười một, theo các quy định pháp luật hiện nay về cho thuê lại lao động cũng chưa bảo đảm được tính ổn định và bền vững công việc cho người lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 66 - 67)

cũng chưa bảo đảm được tính ổn định và bền vững công việc cho người lao động.

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 và Nghị định hướng dẫn thi hành, quy định về thời hạn cho thuê lại lao động. Tại Điều 26 Nghị định 55/2013/NĐ-CP ngày 22/52013 của Chính phủ thì thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng. Khi hết thời hạn quy định này thì doanh nghiệp cho thuê không được tiếp tục cho thuê lại người lao động với bên thuê lại mà người lao động thuê lại vừa hết thời hạn cho thuê lại.

Quy định về thời hạn cho thuê lại lao động như vậy là chưa hợp lý, vì tùy từng công việc, có những công việc chỉ cần thực hiện trong thời gian khoảng vài tháng đến 12 tháng, nhưng cũng có những công việc đặc thù thời gian thực hiện cần phải dài hơn, hoặc bên thuê lại lao động muốn tiếp tục thuê người lao động đó để làm việc thêm cho mình một thời gian nữa để xử lý tiếp những công việc đang dở dang cho doanh nghiệp, hoặc người lao động có thể chưa tìm được một công việc ổn định nên cũng muốn làm việc một thời gian dài hơn nữa để chờ cơ hội tìm việc làm mới. Tuy nhiên, thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định đã hết buộc các

bên phải chấm dứt hợp đồng cho thuê lại lao động.

Theo các quy định hiện nay về cho thuê lại lao động như vậy thì chưa thể đảm bảo được tính ổn định và bền vững công việc cho người lao động. Nên cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật trong hoạt động này để đảm bảo được tính ổn định hơn trong công việc cho người lao động .

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w