Ổn định và bền vững công việc cho người lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 27)

Bên cạnh những lợi ích mà người lao động có được trong hoạt động cho thuê lại lao động như họ tìm kiếm được việc làm dễ hơn, không phải mất chi phí cho việc tìm kiếm việc làm, vị thế của họ cũng được nâng lên khi trở thành đối tượng tìm kiếm của các doanh nghiệp cho thuê lao động… thì người lao động cũng gặp phải không ít khó khăn trở ngại, một trong những khó khăn, trở ngại đó là tính chất công việc bấp bênh khiến họ mất đi định hướng nghề nghiệp lâu dài, họ “ký lao động một nơi, làm việc một nẻo” khiến tâm lý người lao động bất ổn. Cũng xuất phát từ hoạt động cho thuê lại lao động này mà người lao động thường xuyên bị thay đổi môi trường làm việc nên không có sự gắn bó, không có động lực phấn đấu tăng năng xuất hay sáng tạo kỹ thuật phục vụ lợi ích của doanh nghiệp, điều đó dẫn đến quyền lợi của người lao động cũng bị ảnh hưởng, như về chế độ phúc lợi, khen thưởng, … mà chủ sử dụng lao động thực hiện với người lao động cũng có sự phân biệt nhất định đối với nhóm lao động đi thuê so với người lao động chính thức của doanh nghiệp.

Mặt khác, để trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thất nghiệp đối với người lao động thì thông thường các hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lao động ký kết với người lao động thường có thời hạn ngắn (dưới 3 tháng). Điều đó cũng tạo nên tâm lý bất ổn với người lao động, tâm lý lo sợ phải thay đổi môi trường, công việc thường xuyên, tâm lý lo lắng khi hết thời hạn hợp đồng thì họ có được ký tiếp hợp đồng nữa hay không, và điều quan trọng hơn là họ không được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thất nghiệp.

Do vậy, để khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời nhằm tạo cơ hội việc làm, đảm bảo việc làm ổn định, bền vững và an toàn cho người lao động trong xã hội, nâng cao trách nhiệm của nhà nước và xã hội đối với vấn đề việc làm của người lao động thì cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật trong hoạt động cho thuê lại lao động để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, phát huy được những lợi ích của hoạt động cho thuê lại lao động và phát triển được một thị trường lao động lành mạnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w