Quy định về những công việc được thực hiện cho thuê lại lao động và những trường hợp không được cho thuê lại lao động, thời hạn cho thuê lạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 47 - 51)

và những trường hợp không được cho thuê lại lao động, thời hạn cho thuê lại lao động

Như đã nói ở trên, Bộ luật Lao động mới ban hành ngày 18/6/2012 và có hiệu lực từ 01/5/2013 đã kịp thời điều chỉnh để phù hợp với thực tế thị trường lao động và quan hệ lao động hiện nay, trong đó nội dung “cho thuê lại lao động” là hoàn toàn mới, được quy định tại mục 5, chương III về hợp đồng lao động gồm 6 Điều từ Điều 53 đến Điều 58.

- Theo quy định tại Nghị định số 55/2013/NĐ-CP, những công việc được phép cho thuê lại lao động bao gồm 17 công việc, nhóm công việc được phép thực hiện cho thuê lại lao động (phụ lục V danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động ban hành kèm theo Nghị định số 55/2013/NĐ-CP) đó là: 1 – Phiên dịch/Biên dịch/ Tốc ký; 2 – Thư ký/ Trợ lý hành chính; 3 – Lễ tân; 4 – Hướng dẫn du lịch; 5 – Hỗ trợ bán hàng; 6 – Hỗ trợ dự án; 7 – Lập trình hệ thống máy sản xuất; 8 – Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông; 9 – Vận hành/ Kiểm tra/ sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất; 10- Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy; 11 – Biên tập tài liệu; 12 – Vệ sĩ/ Bảo vệ; 13 – Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng

qua điện thoại; 14 – Xử lý các vấn đề tài chính, thuế; 15 – Sửa chữa/ Kiểm tra vận hành ô tô; 16 – Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/ Trang trí nội thất; 17 – Lái xe.

Như đã nói ở trên, hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam thời gian vừa qua chủ yếu tập trung vào các công việc cần có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực trong thời gian ngắn hạn mà không thông qua tuyển dụng, đào tạo. Bên cho thuê lại lao động sẽ tuyển lao động và sẽ cung cấp lao động cho bên thuê lại lao động theo nhu cầu thông qua hợp đồng cung ứng dịch vụ hoặc thỏa thuận giữa hai bên. Các công việc cho thuê lại lao động chủ yếu như: gia công hàng xuất khẩu, xây dựng, dệt may, giúp việc gia đình, công nhân bốc xếp, giao hàng, phục vụ quán ăn, giữ trẻ, chăm sóc người già,…. Đây là những công việc phổ biến diễn ra trên thực tế và người lao động thì thường phải chịu nhiều rủi ro, quyền lợi thường xuyên bị vi phạm nhưng không được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, các công việc được phép cho thuê lại lao động theo Nghị định 55/2013/NĐ-CP ngày 22/52013 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 15/7/2013) thì lại không cho phép các công việc nói trên được thực hiện mà chỉ quy định cho phép 17 loại công việc được thực hiện cho thuê lại lao động, mà các công việc đó thì trên thực tế nhu cầu sử dụng lao động cho thuê không nhiều.

Trong khi đó, quy định về ngành nghề cho thuê lại lao động tại một số quốc gia trên thế giới thì được mở rộng hơn nhiều so với quy định tại Việt Nam.

Ví dụ:

+ Như tại Anh thì quy định pháp luật không giới hạn phạm vi nghề nghiệp, phạm vi nghề nghiệp cho thuê lại lao động được hoàn toàn mở rộng, mặc dù thực tế ở Anh thì hoạt động này chủ yếu tập trung vào công việc hành chính nói chung và thư ký, công việc phổ thông, đơn giản và không cần kỹ năng chuyên ngành.

+ Tại Đức, hoạt động cho thuê lại lao động nói chung bị hạn chế, tuy nhiên đến năm 2003 thì quy định cấm cho thuê lại lao động trong ngành xây dựng cũng đã được dỡ bỏ.

+ Tại Mỹ, hoạt động cho thuê lại lao động phát triển khá mạnh mẽ và hầu như không bị hạn chế về ngành nghề cho thuê lao động mà để ngỏ cho các chủ thể

hoạt động theo quy luật cung cầu của thị trường, tạo điều kiện cho thị trường cho thuê lại lao động phát triển.

+ Còn tại Nhật Bản, đến năm 1999 luật đã được sửa đổi, theo đó cho phép nhận lao động cho thuê ở tất cả các ngành nghề, trừ một số ngành đặc thù. Nhưng đến năm 2004 Luật tiếp tục được sửa đổi và bổ sung thêm ngành nghề đã cấm trước đó là ngành nghề chế tạo thì đã được phép cho thuê lại lao động.

Như vậy, nếu ở Việt Nam chỉ có 17 công việc được thực hiện cho thuê lại lao động như danh mục trong Nghị định mới được cho thuê lại lao động thay vì hàng trăm ngành nghề tự cho thuê tự phát như hiện nay thì những công việc khác không nằm trong danh mục được phép cho thuê lại lao động thì sẽ bị vi phạm pháp luật nên sẽ không được thực hiện tiếp nữa. Các công việc cho thuê lại lao động đang diễn ra trên thực tế và ngày càng có nhu cầu cao thì lại đang diễn ra rất nhiều và là chủ yếu, đặc biệt là các công trình xây dựng lớn thì ngoài lực lượng nhân công của nhà thầu chính thì có đến cả trăm nhà thầu phụ và hàng vạn công nhân được thuê lại, hàng chục triệu lượt lao động được thuê lại mỗi năm, nhưng đến nay những công việc đó vẫn không được pháp luật thừa nhận thì nghiễm nhiên nó sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc, chẳng hạn như: người lao động sẽ mất cơ hội tìm kiếm việc làm trong khi đó nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu lao động và có nhu cầu thuê lại lao động mà không phải tuyển dụng, đào tạo để giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh, sẽ mất đi tính năng động trong các doanh nghiệp, thị trường cho thuê lại lao động sẽ bị kìm hãm không phát triển được. Ngoài ra trên thực tế nhu cầu thuê lao động làm những công việc đó vẫn có nên dẫn đến tình trạng như trước đây họ sẽ “lách luật” hoặc hoạt động “chui” để thực hiện và cuối cùng là quyền lợi của người lao động sẽ không được bảo vệ.

- Những công việc không được cho thuê lại lao động: Cũng theo Nghị định quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động thì có 04 trường hợp không được cho thuê lại lao động, đó là: 1 – Doanh nghiệp đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động; 2 – Doanh nghiệp cho thuê

không thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với bên thuê lại lao động; 3 - Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế; 4 – Cho thuê lao động để làm các công việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, trừ trường hợp người lao động đó đã sinh sống tại khu vực trên từ đủ 03 năm trở lên; công việc cho thuê lại lao động nằm trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

- Thời hạn cho thuê lại lao động: Cũng theo quy định tại Điều 26 Nghị định 55/2013/NĐ-CP ngày 22/52013 của Chính phủ thì thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng. Khi hết thời hạn quy định này thì doanh nghiệp cho thuê không được tiếp tục cho thuê lại người lao động với bên thuê lại mà người lao động thuê lại vừa hết thời hạn cho thuê lại.

Quy định về thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định tối đa là 12 tháng nhưng lại không quy định thời hạn tối thiểu như vậy, trên thực tế nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động chưa và sẽ không chấp hành việc giao kết hợp đồng lao động theo quy định (đa số là ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng, có rất ít hợp đồng được ký kết với thời hạn 12 tháng), để trốn tránh các nghĩa vụ với người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… Vì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động chỉ dừng ở những người lao động ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động có thời hạn từ 12 tháng trở lên, mặt khác mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cũng còn ở mức thấp, thường chỉ bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu. Như vậy doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận thì ngược lại người lao động lại bị thiệt đơn, thiệt kép.

+ Trong khi đó quy định về thời hạn cho thuê lại lao động tại một số quốc gia trên thế giới thì thời hạn cho thuê dài hơn thời hạn được quy định tại Việt

Nam. Ví dụ như: tại Đức, năm 2001, thời hạn cho thuê lại lao động được quy định là 24 tháng cùng với một điều khoản mới, theo đó nếu một người lao động làm việc theo hợp đồng cho thuê trên 24 tháng thì phải được bên sử dụng lao động trả với mức lương và phúc lợi xã hội tương đương như các lao động thường xuyên tại doanh nghiệp.

Còn tại Nhật Bản, thì thời gian cho thuê lao động là 3 năm đối với 26 ngành nghề còn các ngành nghề khác là 01 năm.

Như vậy, theo quy định tại Việt Nam thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng như vậy cũng là quá ngắn, sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động, vì tính chất công việc bấp bênh, thường xuyên phải thay đổi môi trường làm việc nên không có sự gắn bó, không có động lực phấn đấu tăng năng xuất hay sáng tạo kỹ thuật phục vụ lợi ích của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w