Pháp luật của Trung Quốc về cho thuê lại lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 45)

Hoạt động kinh doanh dịch vụ cung ứng lao động của Trung Quốc đã phát triển trong bối cảnh xã hội đang có nguy cơ mất ổn định, tình trạng thất nghiệp cao. Do vậy, sử dụng lao động cho thuê được xem là một cách làm hiệu quả để chuyển đổi sử dụng một số người lao động dư thừa trong quá trình tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước. Trước đây, hầu hết các hoạt động cho thuê lại lao động ở Trung Quốc đều được xem là bất hợp pháp, lạm dụng, bóc lột lao động di cư, và tạo nên luồng di cư không tổ chức, người lao động không được bảo vệ quyền lợi chính đáng. Chính phủ đã cố gắng ngăn chặn tình trạng đó và giúp cho người lao động di cư biết được quyền lợi của họ. Điều đó được thể hiện ngay trong chính sách của Chính phủ Trung Quốc, lần đầu tiên được đề cập đến trong “ sách trắng về hiện trạng và chính sách việc làm của Trung Quốc, năm 2003 – 2004”, đồng thời Trung Quốc đã xây dựng được các điều khoản pháp luật đầu tiên trong Luật Hợp đồng lao động có hiệu lực từ tháng 1/2008. Sau khi có luật về vấn đề cung ứng lao động thì hoạt động này đã phát triển mạnh mẽ. Cụ thể là đến hết năm 2008 có hơn 26.000 công ty cung ứng lao động đã được đăng ký, hơn 27 triệu người lao động tham gia vào việc làm sử dụng lao động cho thuê lại. [33, trang 15].

Một số quy định của pháp luật Trung Quốc về cho thuê lại lao động, cơ bản là quy định về: Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp cung ứng lao động; nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng lao động (Điều 58 – 60 Luật Hợp đồng lao động); nghĩa vụ của Công ty sử dụng lao động (Điều 60 -63 Luật Hợp đồng lao động)….

Trong những thập niên gần đây, hoạt động cho thuê lao động đã phát triển mạnh và không còn là hiện tượng lạ ở các quốc gia và trở thành mối quan tâm sâu sắc của toàn cầu. Sau nhiều tranh luận, người ta phải thừa nhận rằng, sự tồn tại của dịch vụ cung ứng lao động là một thực tế tất yếu của thị trường lao động, nó có vai trò quan trọng trong việc điều hòa lao động và cũng là một động lực để giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động cho thuê lại lao động trên thế giới và của một số quốc gia như đã phân tích ở trên ( như: Anh, Đức, Thụy Điển, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc), về cả những thuận lợi cũng như khó khăn của các quốc gia này trong việc thực thi pháp luật về cho thuê lại lao động, đã gợi mở cho Việt Nam một số vấn đề sau:

- Đã thấy được vai trò quan trọng của hoạt động này trên thực tế, hoạt động này giúp điều hòa được lực lượng lao động trong xã hội, giảm bớt thất nghiệp bằng việc tạo ra cầu nối với thị trượng và là động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

- Bên cạnh những vai trò tích cực của hoạt động này thì hoạt động cho thuê lại lao động cũng dễ bị lợi dụng, gây ra rủi ro cho các chủ thể tham gia vào hoạt động này, đặc biệt là cho người lao động. Vì vậy, khi ban hành Luật hoặc đưa ra các kiến nghị nhằm để điều chỉnh pháp luật cho thuê lại lao động ở Việt Nam cần phải có cơ chế phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tránh được những rủi ro cho các chủ thể tham gia vào hoạt động này.

- Theo quy định pháp luật của các quốc gia được nêu trên, thấy rằng họ đều ban hành một đạo luật riêng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động cho thuê lại lao động của quốc gia mình, trong đó họ dự liệu được các tình huống pháp lý cụ thể phát sinh và đưa ra các quy định điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của quốc gia. Chủ thể là người cho thuê lao động thì đều quy định tương đối rộng gồm cả cá nhân, tổ chức, pháp nhân, …nếu các chủ thể này hội tụ đủ các yêu cầu của pháp luật. Còn chủ thể là người thuê lại lao động thì đều quy định là thể nhân, tổ chức, pháp nhân nếu có đủ năng lực và nhu cầu sử dụng người lao động cho thuê hoặc phái cử. Các quốc gia cũng đều coi đây là hoạt động

kinh doanh có điều kiện và đều quy định trách nhiệm liên đới của các chủ thể tham gia quan hệ này.

Ở Việt Nam, hoạt động cho thuê lại lao động là một chế định mới, pháp luật cũng vừa mới ghi nhận hoạt động này, do vậy mà sẽ không tránh khỏi những hạn chế và bất cập. Nên cần phải học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia, nên tách quy định về cho thuê lại lao động tại mục 5 chương III của Bộ luật Lao động năm 2012 thành một đạo luật riêng để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động cho thuê lại lao động. Pháp điển hóa các văn bản quy phạm pháp luật thành văn bản pháp luật duy nhất trong đó quy định, điều chỉnh toàn bộ các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động cho thuê lại lao động và các quan hệ pháp luật khác có liên quan, đưa ra các chế tài nghiêm khắc, các biện pháp dân sự để xử lý các vi phạm pháp luật cho thuê lại lao động, các biện pháp bảo đảm của Nhà nước đối với hoạt động cho thuê lại lao động.

- Để đảm bảo hoạt động cho thuê lại lao động được thực hiện đúng đắn và có hiệu quả cần phải có những biện pháp và điều kiện cần thiết, trong đó quan trọng nhất là một hệ thống pháp luật về cho thuê lao động khoa học và toàn diện, một cơ chế thực hiện pháp luật về cho thuê lao động phù hợp và đầy đủ và sự không ngừng điều chỉnh để pháp luật về cho thuê lao động luôn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Kết luận chương 1

Tại chương 1 phân tích những vấn đề lý luận về cho thuê lại lao động và điều chỉnh pháp luật đối với cho thuê lại lao động tại Việt Nam.

1. Nội dung mục 1.1 phân tích về khái niệm và bản chất về cho thuê lại lao động ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam. Qua đó đã khái quát được khái niệm cho thuê lại lao động và làm rõ được bản chất của mối quan hệ cho thuê lại lao động cũng như một số loại hình cho thuê lại lao động.

2. Nội dung mục 1.2 phân tích một số vấn đề lý luận về pháp luật cho thuê lại lao động. Qua đó đã đưa ra được những nhu cầu điều chỉnh pháp luật về hoạt

động cho thuê lại lao động cũng như đã đề xuất được những yêu cầu đặt ra đối với việc điều chỉnh pháp luật hoạt động cho thuê lại lao động.

3. Nội dung mục 1.3 phân tích về pháp luật cho thuê lại lao động ở một số quốc gia trên thế giới như: Anh, Đức, Thụy Điển, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, qua đó đã đưa ra được những gợi mở cho Việt Nam đề làm cơ sở cho những kiến nghị và đề xuất trong việc điều chỉnh pháp luật về cho thuê lại lao động, góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w