Quy định về điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 53)

động cho thuê lại lao động

Những điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được quy định tại Điều 54 Bộ luật Lao động năm 2012 và được hướng dẫn cụ thể trong Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22/52013 của Chính phủ. Theo đó ta thấy doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi có đầy đủ các điều kiện sau:

1 – Đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng;

2 – Bảo đảm vốn pháp định: Mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động là 2.000.000.000 đồng. Doanh nghiệp cho thuê phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định trong suốt quá trình hoạt động.

3 – Có trụ sở thỏa mãn điều kiện: Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cho thuê phải ổn định và có thời hạn ít nhất từ 02 năm trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký dinh doanh thì trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 02 năm trở lên.

4 – Người đứng đầu doanh nghiệp bảo đảm điều kiện: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng; Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 03 năm trở lên; Trong 03 năm liền kề trước khi đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, không đứng đầu doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không tái phạm hành vi giả mạo hồ xin cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ xin cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Những quy định mới trên đây đã đưa ra những tiêu chí và hướng dẫn cho việc thành lập và điều hành những doanh nghiệp kinh doanh lao động cho thuê lại cũng như quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê lao động, bên thuê lại lao động và của người lao động. Hoạt động này được luật hóa, trên thị trường sẽ diễn ra quá trình sáp nhập các doanh nghiệp cho thuê lại lao động quy mô nhỏ vốn đã tồn tại từ trước, bởi luật chỉ cho phép các doanh nghiệp “lớn hơn” với vốn pháp định tối thiểu là 2 tỷ đồng và phải ký quỹ 2 tỷ đồng, vì nếu không đáp ứng được các điều kiện này thì các doanh nghiệp sẽ phải ngừng hoạt động. Các quy định mới đã quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia quan hệ này.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng đến chất lượng việc làm, nhất là khi lực lượng thanh tra còn hạn chế. Trên thực tế, hoạt động này đang diễn ra một cách khá bát nháo, đặc biệt là tại các Công ty dịch vụ bảo vệ, các doanh nghiệp cho thuê lại lao động nhỏ lẻ, và việc ký quỹ 2 tỷ đồng thì hầu như chưa có doanh nghiệp nào thực hiện… Rốt cuộc, đến khi xảy ra sự cố thì chỉ có người lao động là chịu thiệt. [41] Hiện tượng này cũng đang đặt ra câu hỏi lớn về pháp luật cho thuê lại lao động hiện nay. Nên chăng, cần phải có Thông tư hướng dẫn chi tiết hơn nữa về các quy định cũng như các chế tài áp dụng đối với hoạt động này, để hoạt động cho thuê lại lao động đi vào thực tế một cách có hiệu quả?[41]

Cũng theo quy định tại Nghị định này thì một trong những điều kiện đối với người đứng đầu doanh nghiệp là phải “có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 03 năm trở lên” [16] trong khi Bộ luật Lao động năm 2012 (có

hiệu lực từ 01/5/2013) vừa mới ghi nhận hoạt động này, đồng thời Nghị định 55/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định hướng dẫn cụ thể về hoạt động này vừa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w