Pháp luật của Thụy Điển về cho thuê lại lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 39)

Ở Thụy Điển, các tổ chức cho thuê lao động tư nhân đã tồn tại từ rất lâu, các tổ chức này thường là các tổ chức kinh doanh thu phí nhằm mục đích lợi nhuận, Người lao động thường không có điều kiện làm việc tốt, mức lương thấp và thường

là quyền lợi cũng không được bảo vệ. Nhà nước Thụy Điển sau đó đã cố gắng để quản lý hệ thống dịch vụ việc làm bằng sự kiện luật về dịch vụ việc làm năm 1935 ra đời và từ đó tổ chức dịch vụ việc làm của Nhà nước phát triển và có vị trí độc quyền từ năm 1935 – 1993. Do vậy mà các dịch vụ cho thuê lao động của các tổ chức tư nhân dần dần bị thu hẹp và chỉ còn là một thị trường nhỏ bé và chủ yếu tập trung vào các đối tượng lao động nữ, và sau đó các tổ chức dịch vụ tư nhân này đã bị cấm hoạt động từ năm 1942 – 1991. Sau thời kỳ đó thì thị trường lao động ở Thụy Điển có một số thay đổi với sự ra đời của “Luật năm 1993 về trao đổi việc làm và thuê lại lao động Thụy Điển” ( “The Swedish 1993 Act on Private Employment Exchange and Hiring Out of Employees”), đã điều chỉnh lại cho phép các tổ chức cho thuê lao động tư nhân hoạt động trở lại, chấm dứt sự độc quyền của các dịch vụ việc làm Nhà nước. Đồng thời các doanh nghiệp cho thuê lao động tư nhân này được đối xử như các doanh nghiệp thông thường, duy nhất có điều hạn chế đối với các doanh nghiệp này là không được bắt người lao động nộp bất cứ loại phí nào.

Người sử dụng lao động cho thuê lao động không được cản trở người lao động không được chấp nhận công việc từ bên thứ ba mà hiện tại họ đang làm hoặc trước đây họ đã làm cho người đó (quy định này để bảo vệ người lao động khỏi việc bị hạn chế không được làm việc cho bất cứ người lao động nào mà họ mong muốn). Luật còn quy định, một người lao động khi đã kết thúc quan hệ lao động và sau đó chấp nhận một công việc ở một doanh nghiệp cho thuê lao động thì sẽ không được thuê lại trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ lao động chấm dứt (quy định này để tránh tình trạng tuyển lao động thông qua tổ chức cho thuê lao động).

Nói chung, ở Thụy Điển pháp luật để điều chỉnh quan hệ hoạt động cho thuê lao động so với các quốc gia khác là quy định rất ít: [24] Không có quy định về mối quan hệ giữa dịch vụ việc làm tư nhân và vấn đề đình công; không có quy định cụ thể về việc thiết lập công ty như các ngành kinh doanh khác, không cần có sự phê chuẩn của Chính phủ; không có quan hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp sử dụng lao

động và người lao động….

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w