khá chuyên nghiệp.[8] Còn tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì trong các công ước và khuyến nghị của mình tuy không quy định trực tiếp về vấn đề cho thuê lại lao động, song lại gián tiếp thể hiện thông qua các quy định về việc làm tạm thời (Khuyến nghị việc làm 198) và đặc biệt là các quy định về tổ chức việc làm tư nhân (Công ước số 181 và Khuyến nghị 188). Công việc tạm thời theo quan điểm của ILO phải xuất phát từ sự tự do lựa chọn của người sử dụng lao động và người lao động. Còn các tổ chức việc làm tư nhân theo mục đích của Công ước 181 và Khuyến nghị 188 bao gồm những tổ chức tham gia khớp chào việc và hồ sơ xin việc và cũng là các tổ chức sử dụng người lao động nhằm mục đích cung ứng cho bên thứ ba, bên thứ ba này sẽ giao việc và giám sát người lao động trong việc thực hiện công việc được giao.
Như vậy, có thể thấy hoạt động cho thuê lại lao động đã được ILO và rất nhiều các quốc gia khác ghi nhận. Đây là hiện tượng tất yếu khách quan của việc sử dụng lao động trong nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam, hoạt động cho thuê lại lao động còn là một chế định pháp lý khá mới mẻ, vừa mới được pháp luật ghi nhận nhưng thực trạng hoạt động cho thuê lại lao động đã diễn ra trên thực tế và ngày càng phát triển. Điều đó đòi hỏi cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật để hoạt động này đi vào thực tiễn một cách có hiệu quả, nhằm thúc đẩy hoạt động cho thuê lại lao động theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu của việc sử dụng lao động trong nền kinh tế thị trường.
1.2.3. Nguyên tắc và nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động lại lao động
1.2.3.1. Các nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động lao động
Ngoài các nguyên tắc chung của pháp luật thì pháp luật về cho thuê lại lao động còn có những nguyên tắc riêng của mình, đó là:
Quan hệ cho thuê lại lao động là quan hệ “ tam giác” giữa ba bên: Doanh nghiệp cho thuê lao động – người lao động – doanh nghiệp thuê lại lao động, trong đó người lao động đồng thời tham gia và liên quan đến cả hai doanh nghiệp có nhu cầu thuê mướn, sử dụng họ với mục đích khác nhau. Tham gia mối quan hệ lao động này thì người lao động cũng có những lợi ích nhất định so với làm việc cố định tại một doanh nghiệp như: khả năng linh hoạt về việc làm, tránh được tình trạng thất nghiệp, làm quen với nhiều môi trường làm việc khác nhau và sẽ có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn….. [ 18, trang 52]. Tuy nhiên những bất lợi và những rủi ro cho người lao động thì lại rất nhiều, ví dụ như: việc làm không ổn định nên người lao động sẽ không có những định hướng nghề nghiệp rõ ràng, thu nhập thường là không cao, không có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và đồng nghiệp nơi làm việc, không có động lực để thăng tiến trong công việc, quyền lợi thường không được đảm bảo, tai nạn nghề nghiệp cao hơn so với những người lao động chính tại doanh nghiệp vì họ không được thông tin đầy đủ về rủi ro trong công việc….
Vì vậy, pháp luật điều chỉnh quan hệ cho thuê lại lao động cần phải chú ý nguyên tắc bảo vệ người lao động trong quan hệ này. Nội dung của nguyên tắc này chủ yếu bao gồm: Đảm bảo sự bình đẳng, đảm bảo quyền tự do cho người lao động và đảm bảo trách nhiệm trong quan hệ lao động của doanh nghiệp cho thuê lao động.
* Nguyên tắc hoạt động có điều kiện:
Quan hệ cho thuê lại lao động “về bản chất là một hoạt động kinh doanh mà thông qua việc cho thuê lao động doanh nghiệp cho thuê sẽ thu một khoản lợi nhuận từ hoạt động này chứ không phải thông qua việc trực tiếp sử dụng lao động, mặc dù giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với người lao động có xác lập quan hệ thông qua việc ký kết hợp đồng lao động”[ 18, trang 53]. Mặt khác, doanh nghiệp đi thuê lại lao động thì thường nhằm phục vụ cho những công việc tạm thời, mùa vụ trong thời gian ngắn. Còn người lao động làm việc ở những doanh nghiệp thuê lại lao động thường chịu nhiều bất lợi, rủi ro so với những người lao động chính trong doanh nghiệp.
Do vậy, mà phải có những điều kiện để ràng buộc về mặt pháp lý để tránh sự lạm dụng của các bên trong quan hệ này để nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động và để Nhà nước quản lý hoạt động này, hướng tới sự phát triển lành mạnh hoạt động cho thuê lại lao động của quốc gia.