Quản lý hoạt động học tập của học sinh theo tinh thần nâng cao sự tự học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 88 - 91)

- Quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn là mắt xích trong hệ thống dây truyền của quá trình dạy học Mỗi tổ chức có chức

3.2.3. Quản lý hoạt động học tập của học sinh theo tinh thần nâng cao sự tự học

cao sự tự học

3.2.3.1. Mục đích của giải pháp

Tổ chức các hoạt động dạy học nhằm tăng cường công tác quản lý học tập của học sinh, để giúp học sinh nhận thức được vai trò của việc học và có thái độ học tập đúng đắn. Xác định được học tập là nhiệm vụ hàng đầu của mình để từ đó nâng cao ý thức tự học, tự rèn luyện bản thân để nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ sống đúng đắn. Khơi dậy động cơ hứng thú học tập của học sinh cũng như tăng cường việc kiểm tra đánh giá tinh thần thái độ học tập của học sinh một cách nghiêm túc để học sinh xác định nhiệm vụ học tập trong nhà trường giúp các em phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi.

Đánh giá được hiệu quả đạt được của việc đổi mới PPDH của đội ngũ giáo viên, chất lượng dạy học của đơn vị. Trên cơ sở những thông tin đánh giá, nhà quản lý giáo dục sẽ bổ sung hoặc điều chỉnh biện pháp phù hợp.

Quản lý hoạt động học tập của học sinh chính là xây dựng một môi trường lành mạnh, tạo điều kiện tốt cho các em học tập, rèn luyện nhằm đào tạo các em trở thành những công dân, những người chủ thực sự khi rời ghế nhà trường, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

- Xây dựng và duy trì nề nếp học tập của học sinh kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội thông qua việc xây dựng các nội quy học sinh, xây dựng thời gian biểu hợp lý cho việc học ở trường, ở nhà, học bồi dưỡng, phụ đạo. Phát triển tinh thần tự giác học tập của học sinh, đôn đốc học sinh học tập có chất lượng. Thông qua phân loại đối tượng học sinh trong lớp, qua đó để phân nhóm giúp đỡ nhau trong học tập, tăng cường hoạt động học tập theo nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, khuyến khích hình thành đôi bạn học tập, đôi bạn cùng tiến. Hướng dẫn các em tự đánh giá học tập, biết được phương hướng đổi mới hoạt động dạy học là hướng vào người học, xuất phát từ người học, phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo và mọi tiềm năng của người học.

- Giúp học sinh nắm được phương pháp học tập đối với môn học ở cấp Tiểu học. Những điều kiện cần và đủ để thực hiện có hiệu quả phương pháp học tập bộ môn để đạt kết quả cao trong học tập.

- Có phương pháp học tập và tự học phù hợp ở trường và ở nhà: Vận dụng lý thuyết để giải quyết các bài tập liên quan và giải quyết các tình huống trong cuộc sống, biết học bài cũ, có ý thức chuẩn bị bài mới với những hiểu biết ban đầu hợp lý, biết tìm tư liệu liên quan qua việc đọc tài liệu và truy cập thông tin từ Internet…

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

- Làm tốt công tác tuyển sinh đầu năm, chọn đúng chỉ tiêu, có chất lượng. Hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu, phát huy tính sáng tạo của học sinh bằng hệ thống câu hỏi Logic và hợp lý, gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi từ dễ đến khó. Hướng dẫn học sinh mua sách giáo khoa, sách tham khảo, làm đồ dùng dạy học.

- Giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn quản lý tốt việc duy trì sĩ số học sinh của lớp, nắm tình hình học tập để kịp thời có những giải pháp chỉ

đạo uốn nắn học sinh, phải tôn trọng nhân cách học sinh, biết động viên những nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập của các em, làm cho các em gần gũi nhau, yêu thương và quan tâm đến nhau.

- Tăng cường công tác quản lý của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với học sinh, giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường với học sinh, giữa học sinh với xã hội, là người tổ chức các hoạt động giáo dục, là nhà quản lý, nhà sư phạm đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt toàn bộ Nghị quyết của nhà trường đến tập thể lớp.

- Thông qua tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy giáo dục công dân, cha mẹ học sinh bằng nhiều hình thức thiết thực thường xuyên tuyên truyền cho học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học, trách nhiệm của bản thân các em đối với việc học tập, giúp các em hình thành động cơ học tập.

- Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá kết quả học tập nhằm phản ánh đúng chất lượng học tập, mặt khác học sinh tự điều chỉnh thái độ học tập của bản thân. Nhà trường có kế hoạch kiểm tra hợp lý trên cơ sở kế hoạch của các cấp quản lý giáo dục cấp trên đồng thời xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá của trường đối với từng đối tượng học sinh cho phù hợp. Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn phối hợp tốt trong việc kiểm tra đột xuất, kiểm tra thường xuyên, để nắm bắt được năng lực học tập và thái độ rèn luyện của học sinh, từ đó có sự điều chỉnh phương pháp dạy học đối với từng đối tượng cho phù hợp.

- Thông qua các đợt thi đua, nhà trường kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, chính quyền địa phương khen thưởng kịp thời nhằm động viên tinh thần học tập của học sinh.

- Nhà trường và các cấp quản lý giáo dục cần xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa như các buổi sinh hoạt dưới cờ, các giờ hoạt động tập thể theo chủ điểm để qua đó tác động giáo dục thái độ học tập đúng đắn cho học sinh.

- Bố trí kinh phí, CSVC phục vụ các hoạt động ngoại khóa cũng như các hoạt động dạy học có hiệu quả, tổ chức khen thưởng động viên kịp thời cả giáo viên và học sinh có ý thức phấn đấu.

Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, quyết tâm khắc phục thói quen giảng dạy cũ, tích cực học tập rèn luyện cho học sinh noi theo, dạy học sinh phương pháp học tập từng bộ môn riêng biệt.

Đoàn đội tổ chức các hoạt động khuyến khích học tập như đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn tiên phong, câu lạc bộ chia sẻ phương pháp học ở nhà, làm thế nào để học giỏi môn tiếng Anh…

Phụ huynh học sinh quan tâm tạo mọi điều kiện về thời gian để con em tự học ở nhà, hạn chế các phương tiện nghe nhìn dành giờ vàng cho con.

Nhà trường phải quan tâm đầu tư phòng thư viện, thiết bị, phòng bộ môn đảm bảo đúng diện tích, sắp xếp khoa học dễ tìm, dễ thấy thuận lợi cho mượn, trả thiết bị, sách, báo, tài liệu tham khảo, các trường đạt chuẩn Quốc gia chú ý đầu tư xây dựng thư viện chuẩn Quốc gia và xây dựng thư viện điện tử.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 88 - 91)