Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học tiếng Anh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 40)

1.4.3.1. Quản lý phát triển đội ngũ GV dạy tiếng Anh

Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, nhất là trong giai đoạn hiện nay với nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành là thực hiện việc triển khai giảng dạy theo chương trình dạy học mới đòi hỏi giáo viên phải có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu mới. Theo Đề án đến năm 2020, Giáo viên dạy ngoại ngữ cấp tiểu học và tương đương có năng lực ngoại ngữ có chứng chỉ FCE, hoặc chứng chỉ TOEFL IBT do Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) cấp tương đương trình độ B2, hoặc chứng chỉ IELTS, hoặc chứng chỉ CAE hoặc các chứng chỉ khác được công nhận tương đương đạt năng lực ngoại ngữ

bậc 4 (B2) trở lên theo Khung tham chiếu năng lực Ngoại ngữ chung châu Âu.

Các giáo viên không chỉ hiểu được nhu cầu của các học viên mà còn hết mình giúp đỡ từng học viên đạt được mục tiêu học tập của mình.

Quản lý chất lượng dạy học của GV thông qua công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và tự học tập nâng cao trình độ và thực hiện tốt các chế độ chính sách cho giáo viên: Tham gia các lớp Bồi dưỡng và khảo sát chứng chỉ FCE cho giáo viên các cấp học do Sở giáo dục - Đào tạo tổ chức. Các GV thi FCE chưa đạt trình độ B1 hoặc B2 sẽ được tiếp tục bồi dưỡng để thi lại đợt sau. Giáo viên được tạo điều kiện về thời gian và kinh phí tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng do Bộ hoặc do tỉnh tổ chức để đạt chuẩn về ngôn ngữ và năng lực sư phạm. GV được tham gia sinh hoạt chuyên môn do các cấp tổ chức để trao đổi kinh nghiệm và nâng cao trình độ, được cung cấp tài liệu phục vụ giảng dạy, các trang thiết bị dạy học. Giáo viên đạt chuẩn trình độ theo chuẩn của tỉnh quy định được đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ.

1.4.3.2. Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện phục vụ cho dạy và học tiếng Anh

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là nhân tố cơ bản và có vai trò rất quan trọng hỗ trợ thầy và trò trong đổi mới PPDH gồm có các nhóm cơ bản sau:

+ Cơ sở vật chất: gồm trường, lớp, các phòng hội họp, phòng chức năng, sân chơi, nhà đa năng…

+ Phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học: gồm tất cả các đồ dùng phục vụ cho giảng dạy và học tập: máy chiếu đa năng, máy chiếu phim trong, máy vi tính, ti vi, máy quét ảnh, đầu video, CD, DVD, sách báo…

Phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học được sử dụng phải phù hợp với đặc điểm và khả năng nhận thức của người học. Nhà quản lý cần phải quan tâm đến việc đầu tư xây dựng, ban hành các chính sách đầu tư, các tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc đổi mới PPDH: mua sắm đủ giáo

trình và tài liệu phong phú phục vụ cho việc dạy và học, xây mới hoặc nâng cấp sửa chữa phòng Lab, phòng bộ môn, đảm bảo được ánh sáng và độ thông thoáng cho phòng học; Bàn ghế, bảng và các thiết bị dạy học phải được bố trí thật khoa học; có khu dành riêng cho việc dạy học ngoại ngữ (do đặc thù của bộ môn ngoại ngữ) để khỏi ảnh hưởng tới việc dạy các bộ môn khác. Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học ngoại ngữ (Âm li, Cassette, máy đèn chiếu, băng hình, bảng tương tác, các giáo cụ trực quan…) Đối với những giờ dạy luyện nghe, học sinh phải được bố trí học tại phòng nghe nhìn.

Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ về công tác sử dụng thiết bị dạy học và học ngoại ngữ, bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả; tăng cường ứng dụng CNTT trong việc dạy và học ngoại ngữ ở các nhà trường.

Vì vậy, Hiệu trưởng phải chỉ đạo thường xuyên bổ sung, mua sắm TBDH theo yêu cầu thực tế của đơn vị phục vụ dạy học lâu dài. Phân công cho cán bộ thiết bị chuyên trách theo dõi việc sử dụng, mượn trả ĐDDH hay các trang thiết bị, báo cáo định kỳ, có kiểm tra sổ sách, kiểm kê tài sản để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, sửa chữa thay thế những thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết. Trong đó định rõ những thứ xin mua sắm, bổ sung, dự trù xin ngân sách, hoặc dựa vào nhân dân, hội cha mẹ học sinh cùng đóng góp nhằm phục vụ tốt công tác giảng dạy trong nhà trường.

1.4.3.3. Quản lý công tác xã hội giáo dục trong việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh

Chủ trương XXHGD trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đã và đang được các cấp lãnh đạo quan tâm. Đặc biệt trong việc thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong nền kinh tế quốc dân, đòi hỏi các cơ sở GD tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức toàn xã hội, nhất là đối với thế hệ trẻ về việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu mới trong việc hội nhập với thế giới và thực hiện tốt chủ

trương xã hội hóa giáo dục, huy động sức mạnh tổng hợp của cấp ủy Đảng, chính quyền nhân dân chăm lo sự nghiệp giáo dục để cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất, phục vụ tốt cho việc dạy và học, gắn với thực tế cơ sở. Kết hợp với cha mẹ học sinh thực hiện các công trình phục vụ dạy và học; cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Một số trường có điều kiện liên kết với các Trung tâm ngoại ngữ hay các cơ sở cung cấp thiết bị dạy học ngoại ngữ để hợp đồng với giáo viên bản ngữ, hỗ trợ tài liệu, cách thức thi cử, xây dựng phòng nghe nhìn.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh ở Tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 40)