- Quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn là mắt xích trong hệ thống dây truyền của quá trình dạy học Mỗi tổ chức có chức
3.2.4. Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học theo tinh thần nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục
nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục
3.2.4.1. Mục đích của giải pháp
- Xác định trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý bởi vì quản lý mà không kiểm tra thì coi như không quản lý. Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp hiệu trưởng có thông tin chính xác về trạng thái của đơn vị
mình, cũng như xác định mức độ giá trị, các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Như vậy kiểm tra vừa là tiền đề vừa là điều kiện để đảm bảo các mục tiêu.
- Kiểm tra, đánh giá khách quan, trung thực là nền tảng vững chắc đảm bảo mục tiêu giáo dục của đơn vị, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong giảng dạy, học tập chính là góp phần tham gia xây dựng phát triển nhà trường.
- Công khai kết quả đánh giá sẽ giúp cho người dân, cha mẹ học sinh có được những thông tin đầy đủ về nhà trường, tạo được niềm tin trong nhân dân và cha mẹ học sinh. Góp phần vào việc hạn chế nạn dạy thêm, học thêm tràn lan trong nhà trường hiện nay.
3.2.4.2. Nội dung của giải pháp
- Kiểm tra đánh giá hoạt động và chất lượng giảng dạy, học tập môn tiếng Anh: thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy của giáo viên, thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, việc đổi mới PPDH, chất lượng giảng dạy của giáo viên, ý thức thái độ học tập của học sinh trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, kết quả học tập đạt được.
- Giáo viên tự đánh giá việc đảm bảo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó có đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, đánh giá qua kết quả giảng dạy học sinh đối với các lớp mình phụ trách trong học kỳ và trong năm học, công tác học bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.
- Học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện qua việc đánh giá việc học tập của bản thân đối với bộ môn tiếng Anh, ý thức tự học để từ đó điều chỉnh thái độ, phương pháp học để đạt được kết quả cao trong học tập.
- Phụ huynh tham gia đánh giá việc giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
3.2.4.3. Tổ chức thực hiện giải pháp
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động dạy và học theo tinh thần nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, trong đó xác định rõ trách nhiệm của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh. Kế hoạch này được triển khai đến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong hội nghị chuyên môn đầu năm học để cùng thảo luận đề ra các biện pháp và thống nhất thực hiện. Tiếp theo sẽ được nhà trường thông báo đến học sinh và cha mẹ học sinh từ đầu năm học tạo sự đồng thuận trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học thông qua công tác kiểm tra nội bộ trường học. Thành lập Ban kiểm tra nội bộ do hiệu trưởng làm trưởng ban, thành viên gồm các Phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn có uy tín trong đơn vị, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra.
- Công khai rõ trong giáo viên các nội dung kiểm tra, lịch kiểm tra trong năm học, ngoài kiểm tra theo kế hoạch, Ban giám hiệu có thể tổ chức kiểm tra đột xuất, tiêu chuẩn từng phần việc đánh giá dựa theo văn bản của Bộ, Sở GD&ĐT. Nội dung kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên cụ thể như sau:
Kiểm tra trình độ nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên. Xem xét và đánh giá hai mặt là trình độ nắm kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho học sinh thể hiện qua việc giảng dạy và trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục phổ thông qua kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên. Đây là phương pháp đặc trưng của kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên. Có thể dự giờ dưới nhiều hình thức, báo trước, không báo trước, dự các lớp song song, dự liên tục cả buổi, dự giờ theo chuyên đề lựa chọn. Việc đánh giá tiết dạy được thực hiện theo hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc tiểu
học của Bộ GD&ĐT.
Kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình thông qua kế hoạch giảng dạy, sổ ghi đầu bài và vở ghi của học sinh. Kiểm tra giáo án, đảm bảo đủ về số lượng, việc xác định mục tiêu bài học, hệ thống phương pháp giảng dạy, sử dụng ĐDDH, nội dung kiến thức, hệ thống câu hỏi nhằm giúp học sinh phát hiện kiến thức và phần hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. Đối với các tiết thực hành sẽ lưu ý việc chuẩn bị mẫu vật, phân chia nhóm tham gia thực hành, các điều kiện đảm bảo an toàn cho học sinh khi tham gia thực hành.
Kiểm tra việc chấm bài của giáo viên, quan tâm giúp đỡ các đối tượng học sinh. Kiểm tra việc mượn và sử dụng đồ dùng dạy học, việc thực hiện các tiết thực hành theo quy định, việc tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn, tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Kiểm tra chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh thông qua việc ý thức học tập trên lớp, chuẩn bị bài và kết quả các bài kiểm tra 1 tiết trên lớp, kiểm tra theo đề chung toàn trường, bài kiểm tra học kỳ.
- Thực hiện phân cấp kiểm tra trong nhà trường như sau: Kiểm tra của cấp trường, kiểm tra của tổ chuyên môn, tự kiểm tra của giáo viên. Để việc kiểm tra của tổ chuyên môn thực sự đạt hiệu quả cần phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn. Phải là người am hiểu và nắm chắc đội ngũ giáo viên, quan tâm đến hoạt động giảng dạy của giáo viên, hỗ trợ giáo viên trong giảng dạy, luôn tập trung được đội ngũ giáo viên cùng với mình bàn biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy… sẽ giúp tổ chuyên môn rất thuận lợi trong công tác điều hành hoạt động của tổ.
- Đánh giá kịp thời, chính xác đúng với kết quả kiểm tra. Tuyệt đối không rơi vào trường hợp kết quả đánh giá rộng so với kết quả thực tế. Đối với những giáo viên mà kết quả kiểm tra chưa đạt yêu cầu, người kiểm tra phải chỉ rõ hạn chế mà giáo viên mắc phải để giáo viên biết và có hướng khắc
phục. Giao cho tổ trưởng chuyên môn có kế hoạch giúp đỡ. Ban giám hiệu có kế hoạch kiểm tra lại để ghi nhận sự nỗ lực của giáo viên.
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện việc rút kinh nghiệm sau tiết dạy. Hoạt động rút kinh nghiệm sau khi kết thúc tiết dạy chính là việc tự kiểm tra đánh giá của người giáo viên về chất lượng của tiết dạy. Những thiếu sót về nội dung kiến thức, câu hỏi chưa phù hợp với đối tượng học sinh, hình thức tổ chức học nhóm chưa phù hợp…..với kết quả học tập của học sinh qua các bài kiểm tra trên lớp, theo đề chung toàn trường hoặc kiểm tra học kỳ… cung cấp cho giáo viên những thông tin liên hệ ngược ngoài, qua đó điều chỉnh lại mục tiêu, lựa chọn phương pháp và nội dung trọng tâm trong quá trình giảng dạy. Ý thức được việc tự kiểm tra, đánh giá sẽ giúp người giáo viên không ngừng học hỏi vươn lên.
- Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra phục vụ cho việc tổ chức kiểm tra 1 tiết theo đề chung toàn trường hoặc kiểm tra học kỳ đối với những bộ môn mà Phòng GD&ĐT giao cho trường ra đề. Đối với các bộ môn khoa học xã hội khuyến khích giáo viên ra đề theo hướng mở.
- Chỉ đạo việc kiểm tra tại lớp hoặc kiểm tra theo đề chung toàn trường phải được tổ chức nghiêm túc như kiểm tra học kỳ. Ở các kỳ kiểm tra phải theo đề chung toàn trường. Hiệu trưởng yêu cầu lập danh sách học sinh theo phòng thi, không quá 20 học sinh/phòng. Việc chọn đề, sao in đề kiểm tra được đảm bảo bí mật theo đúng quy định. Giáo viên không được làm việc riêng, xử lý những trường hợp học sinh vi phạm như trao đổi, xem bài bạn, sử dụng tài liệu…Việc tổ chức kiểm tra nghiêm túc từ lớp đến trường sẽ giúp học sinh thấy được tính nghiêm túc của kỳ thi kiểm tra, từ đó các em sẽ có thái độ học tập đúng, chuyên cần học tập, chuẩn bị bài và làm bài, học bài trước khi đến lớp, tập trung nghe giảng, đặc biệt ngăn ngừa được tình trạng học sinh không trung thực trong kiểm tra, đảm bảo sự công bằng với học sinh.
- Bài kiểm tra theo đề chung toàn trường và bài kiểm tra học kỳ phải được tổ chức chấm nghiêm túc rọc phách, chấm chéo giáo viên, chấm mẫu trước khi triển khai chấm đại trà… Vai trò của Ban giám hiệu có trách nhiệm thẩm định kết quả trước khi ghép phách để đánh giá việc chấm thi nghiêm túc của giáo viên và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh.
- Tổ chức kiểm tra đánh giá nghiêm túc, công bằng sẽ giúp học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, có ý chí vươn lên đạt kết quả cao, củng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác khắc phục tính chủ quan, tự mãn. Kết quả bài kiểm tra sẽ giúp học sinh đánh giá đúng ý thức, thái độ học tập của mình, kịp thời nhận thức mức độ đạt được những kiến thức của mình, những kiến thức nào cần được bổ sung trước khi bước vào phần mới của chương trình học tập. Thực hiện quản lý chặt chẽ điểm số của học sinh bằng các biện pháp sau: Yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc việc vào điểm trong sổ gọi tên ghi điểm sau khi đã chấm xong bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết. Không để xảy ra tình trạng sau khi kết thúc học kỳ thì giáo viên mới tập trung vào điểm; Giáo viên phải công khai điểm từng bài kiểm tra cho học sinh biết; Học sinh sử dụng túi đựng bài kiểm tra để lưu tất cả bài kiểm tra, làm cơ sở để đối chiếu điểm số ở lần báo điểm lần 1 đến lần 4. Giáo viên thực hiện việc thông báo kết qủa học tập của học sinh đến cha mẹ học sinh mỗi năm 4 lần (lần 1 đến lần 4). Thực hiện việc công khai điểm số học tập của học sinh trước lớp và cổng thông tin điện tử của nhà trường.
- Tổ chức việc xét duyệt kết quả học tập rèn luyện của học sinh theo đúng quy chế về đánh giá xếp loại học sinh của Bộ GD&ĐT. Giáo viên chủ nhiệm sẽ thông báo kết quả học tập của học sinh đến cha mẹ học sinh thông qua họp cha mẹ học sinh cuối học kỳ I và cuối năm. Đối với những học sinh thuộc diện phải rèn luyện trong hè, Hiệu trưởng chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng lịch học phụ đạo cụ thể, thông báo lịch học đến
học sinh và cha mẹ học sinh, phân công giáo viên có kinh nghiệm để hướng dẫn ôn tập, nắm lại kiến thức cơ bản chuẩn bị tốt cho đợt kiểm tra tới.
- Công khai kế hoạch năm học, kết quả giáo dục, chất lượng dạy học của trường từng học kỳ và kết thúc năm học đến toàn thể cha mẹ học sinh trong các buổi họp cha mẹ học sinh. Trên cơ sở những thông tin được nhà trường cung cấp và kết quả học tập của con em, quan sát việc tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường tham khảo những thông tin từ cha mẹ học sinh trong cùng khối lớp sẽ giúp cho cha mẹ học sinh có thể tham gia vào việc kiểm tra hoạt động dạy học nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung của đơn vị.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ GD&ĐT liên quan đến việc đánh giá giáo viên và học sinh. Xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo viên và học sinh theo đúng các quy định của Bộ GD&ĐT. Sự ủng hộ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương trong việc triển khai đổi mới đánh giá học sinh.
- Kinh phí để thực hiện xây dựng trang Website của nhà trường, có kỹ thuật viên vi tính để thực hiện yêu cầu công khai về nhà trường, đội ngũ giáo viên, kết quả học tập của học sinh.