1 Tăng cường khai thác, QL và sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học
3.2.1. Quản lý thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch dạy học tiếng Anh ở các tiểu học
3.2.1.1 Mục đích của giải pháp
Quản lý chất lượng dạy học là quản lý toàn bộ quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh. Hiệu trưởng các nhà trường quản lý tập trung vào chất lượng dạy học của thầy, trực tiếp với thầy, gián tiếp với trò, thông qua hoạt động của học trò. Hoạt động này thực hiện nhưng mức độ thấp và phiến diện. Vì vậy phải tăng cường tất cả các mặt của hoạt động này, tức là chú ý tính chất toàn diện và nâng cao chất lượng quản lý dạy học.
Mặt khác, đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu với những thay đổi sâu sắc từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục, nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng. Giáo dục nước ta phải vượt qua không chỉ thách thức riêng của giáo dục Việt Nam mà cả thách thức chung của giáo dục thế giới.
Ngày 24/03/2006 Chính phủ ban hành nghị định số 43/2006/ND-CP về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Trước yêu cầu đó, đòi hỏi nhà quản lý giáo dục phải có chiến lược ở tất cả các mặt hoạt động với vai trò người đứng đầu. Do đó, tất cả các khâu, các hoạt động, nhất là hoạt động dạy học trong nhà trường.