Thực trạng đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tiếng Anh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 54 - 58)

1. GV nắm vững chương trình dạy học tiếng Anh theo quy định của Bộ GD&ĐT

2.2.3. Thực trạng đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tiếng Anh

tiếng Anh

2.2.3.1. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh

Theo định hướng của Bộ GD&ĐT, trong hoạt động nhà trường hiện nay vấn đề đổi mới PPDH là một trong những nội dung quan trọng nhất. Thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo của các cấp quản lý mặc dù đội ngũ quản lý và GV đã có nhiều cố gắn trong việc triển khai đổi mới PPDH, nhưng hiệu quả đổi mới PPDH vẫn còn hạn chế. Nhận thức được tàm quan trọng của việc quản lý đổi mới PPDH, trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã triển khai thực hiện chủ trương "Mỗi GV, cán bộ QLGD thực hiện đổi mới PPDH và quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới PPDH. Mỗi tỉnh có một chương trình đổi mới PPDH đối với từng cấp học; xây dựng và nhân rộng mô hình nhà trường đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá tích cực và hiệu quả ở từng cấp học, từng địa phương". Nhiều năm học qua, huyện Hà Trung đã đẩy mạnh việc đổi mới PPDH, thực hiện chấm dứt "Đọc-Chép" trong giảng dạy, nhằm thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, gợi mở tạo điều kiện cho người học chủ động học tập với thái độ tích cực, không còn tiếp thu thụ động ở tất cả các môn học trong đó có môn tiếng Anh. Do đó các trường TH tập trung tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua Dạy tốt- Học tốt với phương châm "Thầy dạy thật- Trò học thật". Để hoạt động đổi mới phương pháp diễn ra thường xuyên, rộng và sâu, giáo viên có thể trao đổi học tập lẫn nhau, chú trọng việc hướng dẫn sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, thể hiện tốt việc ra đề kiểm tra phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học, cố gắng thực hiện tiết học sinh động, không nặng nề, tận dụng các phương tiện công nghệ thông tin: Thầy thích dạy- Trò thích học; tạo được sự đồng tình của tập thể giáo viên.

Theo khảo sát thăm dò các GV ở các trường TH trong huyện (32 phiếu)

Bảng 2.3. Mức độ thực hiện ĐMPPDH theo phương pháp giao tiếp và kết hợp các PP khác trong việc dạy học Tiếng Anh:

TT Nội dung Rất thường xuyên % Thường xuyên % Thỉnh thoảng % Không sử dụng % 1

Soạn giảng theo PPGT: + Hội thoại.

+ Luyện tập theo cặp- nhóm. + Hình ảnh minh họa.

+ Học thông qua trò chơi.

1035,7 35,7 13 46,4 4 14,3 1 3,6 2 Tổ chức các hoạt động học tập và thiết kế trò chơi hoặc các Games, ca hát, múa và đóng kịch trong giờ học, ngoại khóa.

1139,3 39,3 15 53,6 2 7,1 0 0 3 Sử dụng ĐDDH: + Giáo án điện tử. + Tranh ảnh. + Máy cassette. + CD, băng. + Bảng tương tác. 9 32,1 14 50 5 17,9 0 0

4 Sử dụng Tiếng Anh trong tiết dạy. 2

7,1 15 15 53,6 11 39,3 0 0 5 Vân dụng đa dạng các PPDH, cũng như kết hợp các PPGD trong mỗi hoạt động dạy học. 15 53,6 10 35,7 3 10,7 0 0

Theo bảng thăm dò 2.3, đối với bộ môn tiếng Anh, hầu hết GV bộ môn đã soạn giảng theo phương pháp giao tiếp (Communicative Approach). Phương pháp giao tiếp nhấn mạnh vào mục tiêu của việc học ngôn ngữ- đó là năng lực giao tiếp (Communicative competence). Người ta coi năng lực ngôn ngữ là khả năng bẩm sinh của mọi người bình thường. Để giao tiếp được phương pháp này đòi hỏi phải tính đến phương diện xã hội, văn hóa của ngôn ngữ được dùng trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, GV phải kết hợp việc rèn luyện 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết cho học sinh. GV sử dụng thành thạo

công nghệ thông tin để thiết kế bài dạy mang lại hiệu quả cao; khai thác tối đa tranh ảnh, bảng tương tác để truyền đạt cho học sinh một cách triệt để nhất. Trong các tiết dạy GV đều sử dụng đa dạng các hoạt động: Trò chơi (Games), phiếu hoạt động (Activity sheet) hay phiếu làm việc (Work sheet), tổ chức các hoạt động theo cặp (Pairwork) hay theo nhóm (Groupwork) giúp phát huy tính tích cực của học sinh và đặc biệt là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên nhóm. Ngoài ra GV còn tổ chức các trờ chơi hoạt động. CLB hát tiếng Anh; xem phim, đọc truyện, đóng kịch bằng tiếng Anh để học sinh có cơ hội sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh trong các tình huống thật (Real situation).

Tuy nhiên, trong thực tế do sĩ số lớp đông (>30 HS) nên GV rất lúng túng trong việc điều động, tổ chức các hoạt động. Vì một số lý do lịch sử, kỹ năng giao tiếp GV chưa cao, việc tiếp cận và trau dồi tiếng Anh không liên tục, nhất là việc giao tiếp của GV với người nước ngoài do đó họ rất ngại tổ chức hoạt động cho HS thực hiện (nhất là các giáo viên lớn tuổi) chưa bắt kịp phương pháp mới vẫn dạy theo phương pháp truyền thống "Ngữ pháp- phiên dịch" GV chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, phân tích ngữ pháp có kết hợp với đàm thoại nên đổi mới phương pháp đạt hiệu quả chưa cao.

2.2.3.2. Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học Tiếng Anh

Tất cả các trường đều được sự quan tâm đặc biệt của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Phòng GD&ĐT, sự đóng góp của phụ huynh học sinh, sự tài trợ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để xây dựng, bổ sung CSVC nhà trường phục vụ cho hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động dạy học nói riêng. Hầu hết các trường trong huyện đều đảm bảo học 2 buổi/ngày, các phòng chức năng phục vụ cho dạy học được nâng cao chất lượng. Các nhà trường đều có khuôn viên đẹp, có đủ sân chơi, bãi tập, phòng học được xây dựng kiên cố, có đủ phòng làm việc cho ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, các trường đều có thư viện, nhiều trường có thư viện đạt Chuẩn quốc gia, có

đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo phục vụ cho việc đổi mới phương pháp và nhu cầu tìm hiểu kiến thức, thông tin của cán bộ giáo viên và học sinh, nhiều trường có phòng chức năng theo quy định, có phòng tin học, phòng âm nhạc, phòng nghệ thuật ... nhiều trường có phong trào làm đồ dùng dạy học tốt, phát động mỗi năm giáo viên làm ít nhất 1 đến 2 ĐDDH có chất lượng đưa vào phòng ĐDDH sử dụng chung.

Tỷ lệ phòng học kiên cố của huyện Hà Trung là: 94,4%. Tuy nhiên việc quản lý và sử dụng CSVC, trang thiết bị nói chung còn nhiều bất cập. Một số ĐDDH, TBDH chưa được giáo viên phát huy hết tác dụng, nhiều giờ giáo viên lên lớp chưa chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học còn lúng túng khi sử dụng, chưa phát huy hết tác dụng của phương tiện dạy học, chất lượng của nhiều thiết bị xuống cấp nên sử dụng hiệu quả không cao, không mang tính giáo dục. Việc xây dựng và bảo quản CSVC, TBDH trong nhà trường còn nhiều lúng túng, một số thiết bị ít được sử dụng, một số thiết bị hiện đại chưa được khai thác hiệu quả như ứng dụng phần mền tin học, máy chiếu đa năng, giáo án điện tử... Các trường còn chưa lập được kế hoạch lâu dài về việc sử dụng TBDH; kế hoạch mua bổ sung, sửa chữa còn chậm, trông chờ và ỷ lại cho các dự án cấp trên trang bị. Kiểm tra việc sử dụng ĐDDH của giáo viên còn ít.

Đa số GV có sử dụng ĐDDH tự làm: tranh ảnh, máy chiếu, máy vi tính, máy cassette, video, bảng tương tác để phục vụ cho bài giảng.

Trong thực tế, do điều kiện CSVC của nhà trường còn thiếu máy cassette, máy vi tính nên không thể áp dụng hàng ngày cho các lớp. Băng cassete khó bảo quản, chóng hỏng phải mua hoặc thay bằng CD.

+ Máy chiếu đa năng được xem như một phương tiện hiện đại và rất hiệu quả cho lớp học ngoại ngữ. Kết hợp với máy vi tính cùng một bộ loa tốt, máy chiếu đa năng cho phép trình chiếu bài giảng với kênh hình ảnh sống động, âm thanh trung thực, máy chiếu thu hút sự chú ý cao của người học, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. Tuy nhiên tuổi thọ một bóng đèn chiếu có giá vài trăm đô la chỉ chiếu được khoảng 3.000 tiếng nên khi cháy bóng đèn thì rất khó cho trường trang bị lại.

+ Việc áp dụng công nghệ thông tin nói chung và Multimedia nói riêng vào dạy- học tiếng Anh đang được trường quan tâm. Tuy nhiên, mức độ sử dụng chưa sâu, chưa phong phú và chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Phần lớn GV áp dụng CNTT mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng Power point (chủ yếu thay cho bảng đen) để trình chiếu, hay MS.Word để soạn thảo đề thi, bài tập cho học sinh. Do vậy GV cần mạnh dạn sử dụng Multimedia, các phần mềm học tập (giáo trình điện tử), học liệu điện tử, tài liệu giảng dạy, CD-ROM, E- Learning vào việc giảng dạy.

+ Vẫn còn trường hợp giáo viên dạy chay khi bị trùng với các tiết của đồng nghiệp.

+ Hệ thống điện của trường cũ và xuống cấp nên hay chập chờn.

Theo báo cáo của các đơn vị trường TH được hưởng theo Đề án Ngoại ngữ 2020 đã được UBND huyện Hà Trung cấp cho mỗi trường 01 bộ máy tính, 01 máy Projector, 01 màn hình TV LCD 51 inch, 01 cassete, 01 bộ âm ly 01 loa thùng với trị giá 50 triệu đồng/1 đơn vị với tổng trị giá 1.450.000.000 đồng (một tỷ bốn trăm năm mươi triệu đồng).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 54 - 58)