Trình độ, năng lực và tính chuyên nghiệp trong điều hành Quản lý của đội ngũ CBQL

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 42)

Quản lý của đội ngũ CBQL

Thực hiện Chỉ thị số 40/CT/TƯ ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và Chỉ thị số 22/2003/CT/BGD&ĐT của Bộ trưởng về công tác này, Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2014-2015 đã chỉ đạo các địa phương cần có giải pháp “Ổn định đội ngũ, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, có ý thức rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của nhà giáo và có năng lực vững vàng”. Đội ngũ CBQL là lực lượng đầu tàu thực hiện đổi mới toàn diện nhà trường để nâng cao chất lượng GD trong đó có chất lượng dạy học bộ môn Tiếng Anh. Do đó, ngành GD cần tuyển chọn một đội ngũ có nhận thức sâu sắc về quan điểm GD của Đảng trong thời đại hiện nay. Bản thân CBQL phải trình độ chuyên môn nhất định. Đặc biệt đối với Cán bộ mạng lưới, CB phục trách về chuyên môn Tiếng Anh cần phải có trình độ Đại học về giảng dạy Tiếng Anh, đạt chuẩn theo các chứng chỉ Quốc tế từ các trường Đại học uy tín trên thế giới. Thể hiện tính năng động sáng tạo, tính chuyên nghiệp trong việc quản lý, điều hành các tổ chuyên môn thực hiện theo đề án giảng dạy tiếng Anh của Bộ Giáo dục 2008-2020.

Ủy ban nhân dân tỉnh- Ban chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập Thanh Hóa đã có kế hoạch kế hoạch số 1967/UBND-BCĐ ngày 17/10/2014 của Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập tỉnh về việc triển khai dạy học tiếng Anh cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Mục tiêu nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhằm thúc đẩy hoạt động tự học, tự nghiên cứu bằng ngôn ngữ quốc tế để có thể tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, để giao tiếp trao đổi kinh nghiệm giáo dục với đồng nghiệp quốc tế và tạo ra môi trường tốt cho việc học ngoại ngữ của các tầng lớp trong xã hội.

Ngành giáo dục và đào tạo phấn đấu đi đầu trong việc thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” về nhiệm vụ nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ với chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Giáo viên dạy môn ngoại ngữ trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp đạt tương ứng bậc 5, bậc 4, bậc 3 trở lên. Cụ thể: Đối với giáo viên phổ thông phải có năng lực ngoại ngữ tối thiểu cao hơn 2 bậc so với yêu cầu năng lực ngoại ngữ đối với học sinh đạt được sau khi học xong cấp học.

Huyện Hà Trung cũng là đơn vị đi đầu trong việc thực hiện mục tiêu Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 về bồi dưỡng Ngoại ngữ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên các đơn vị trường học trên toàn địa bàn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 42)