Về chương trình: Căn cứ pháp lí, căn cứ khoa học và thực tiễn và dựa vào các nguyên tắc đổi mới chương trình giáo dục thì chương trình không còn phù hợp với giai đoạn mới do nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ, do có những thay đổi trong đối tượng giáo dục và cần phải cùng hòa chung với xu thế đổi mới tiến bộ trên thế giới. Khác với những lần giáo dục cải cách trước đây (1950, 1956, 1980), bản chất của đổi mới nội dung trong giáo dục phổ thông lần này là tập trung vào việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (từ tiểu học đến THPT). Tuy nhiên, cần hiểu chương trình theo nghĩa rộng như Luật định: “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục: quy định, chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông” (Điều 29, mục II - Luật Giáo dục - 2005) [21]. Như vậy đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá chất lượng giáo dục, kể cả
việc đổi mới cách xây dựng chương trình, từ quan niệm cho đến quy trình kĩ thuật và đổi mới những hoạt động quản lý cả quá trình này.
Chương trình phải thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, tiến trình giờ học (tổchứcgiờ học) và cách thức đánh giá kết quảhọc tập của học sinh.
Chương trình môn tiếng Anh được biên soạn theo quan điểm giao tiếp coi hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, đọc, viết là mục tiêu cuối cùng của quá trình dạy học. Các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp.
Chương trình tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Quyết định Thực hiện theo Chương trình tiếng Anh tiểu học được phê duyệt tại Quyết định 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đảm bảo đủ thời lượng dạy học tiếng Anh theo thiết kế chương trình 4 tiết/ tuần với bộ sách giáo khoa mới do Bộ GD&ĐT ban hành.
Bên cạnh đó còn có Chương trình tự chọn: Thực hiện dạy học theo Chương trình tự chọn 2tiết/ tuần (đã ban hành) sử dụng giáo trình "Let's go" của Nhà xuất bản Oxford hoặc bộ giáo trình "Let's Learn English" của Nhà xuất bản Giáo dục. Các trường tiểu học (ở những nơi có điều kiện) có thể sử dụng một số tài liệu bổ trợ dạy học tiếng Anh cấp tiểu học của Phonics, Learning Box UK, Dyned, các tài liệu tiếng Anh tăng cường và làm quen với tiếng Anh ở các khối lớp 1 và 2.
Bao gồm: Hệ thống chủ điểm (Themes/topics), Năng lực giao tiếp (Communicative competences), Kiến thức ngôn ngữ (Language Knowledge), Ngữ âm (Pronunciation), Từ vựng (Vocabulary), Ngữ pháp (Grammar) và mục trọng tâm ngôn ngữ (Language focus).
- Hệ thống chủ điểm (Themes/topics), Me and My Friends, Me and My School, Me and My Family và Me and the World Around.
- Năng lực giao tiếp (Communicative competences): Khả năng sử dụng các chức năng ngôn ngữ như chào, hỏi, đề nghị, xin phép... được đưa vào các cấu trúc ngữ pháp thông qua nhiều ngữ cảnh đa dạng liên quan đến các chủ điểm của bài học. Năng lực giao tiếp được thể hiện thông qua 4 kỹ năng giao tiếp Nghe, Nói, Đọc, Viết. Qua đó HS có thể áp dụng vào tình huống thật trong đời sống hằng ngày (Real situation).
+ Nghe (Listening): Các hoạt động nghe luôn luôn được sử dụng để giới thiệu ngữ liệu hoặc nội dung chủ điểm mới. Các kỹ năng nghe được rèn luyện và phát triển thông qua các bài tập nghe khác nhau như nghe lấy ý chính (Main idea), nghe hiểu các thông tin chi tiết (Listening for detail) hoặc nghe đoán nghĩa/ý qua ngữ cảnh. Việc hình thành kỹ năng nghe cho học sinh rất khó, đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng các thủ thuật trong dạy nghe, hướng dẫn các câu hỏi gợi ý phù hợp để dẫn dắt học sinh hiểu một cách tốt nhất. Đồng thời hướng dẫn học sinh tự nghe qua radio, kênh TV nước ngoài giúp học sinh nhận ra giọng địa phương theo vùng miền.
+ Nói (Speaking): Hoạt động nói được phối hợp với việc học ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, các chức năng ngôn ngữ, và với kỹ năng nghe. Phần luyện kỹ năng nói giúp cho HS sử dụng vốn từ, cấu trúc ngữ pháp để thực hiện các mục đích giao tiếp khác nhau có liên quan đến các chủ đề bài học trong chương trình TH. Nhằm giúp học sinh phát triển kỹ năng nói, GV cần phải tổ chức các hoạt động giao tiếp như đóng đoạn hội thoại, đóng kịch, CLB nói tiếng Anh…
+ Đọc (Reading): Các hoạt động đọc được sử dụng như một phương tiện quan trọng để giới thiệu ngữ liệu mới và để mở rộng các vốn từ vựng hay ngữ pháp thụ động (chỉ cần nhận biết, không cần sủ dụng nói hoặc viết). Chương trình lớp 5 (năm cuối cấp) đã sử dụng các loại hình bài tập đòi hỏi sử
dụng các kỹ năng khác như đoán từ trong ngữ cảnh, đọc lấy ý chính, đọc lấy thông tin cần thiết, đọc hiểu, sư dụng các bài học có mức độ ngôn ngữ phức tạp hơn.
+ Viết (Writing): Hoạt động viết cơ bản vẫn được dùng để củng cố những vốn ngữ liệu đã được học. Tuy nhiên, chương trình cũng dần dần đưa vào xen kẽ các loại bài tập viết có mục đích như viết thư, điền các mẫu khai, viết báo cáo ở dạng đơn giản, viết một đoạn văn ngắn dựa vào bài đã học… nhằm phát triển một bước cao hơn kỹ năng viết cho học sinh.
- Kiến thức ngôn ngữ (Language Knowledge): đóng vai trò như một phương tiện để giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Học sinh sẽ dần được làm quen và luyện tập có hệ thống các cấu trúc ngữ pháp xuất hiện trong các chủ đề và tình huống để từ đó có thể sử dụng ngôn ngũ một cách tự nhiên phục vụ vào các mục đích giao tiếp khác nhau.
- Ngữ âm (Pronunciation): Luyện phát âm được coi là một bộ phận mật thiết gắn liền với các hoạt động lời nói trong các chủ điểm khác nhau, do vậy trong chương trình TH không chủ trương giới thiệu tách rời thành các mục bài tập riêng biệt. Việc luyện phát âm sẽ được tiến hành phối hợp với các hoạt động lời nói khác nhau như việc dạy từ mới, dạy nghe và dạy nói.
- Từ vựng (Vocabulary): Trong SGK xuất hiện một cách tự nhiên theo các chủ đề nhằm đạt được những ngữ cảnh hóa cao, giúp học sinh dễ tiếp thu và nhớ lâu. Các bài luyện tập sử dụng từ vựng luôn được phối hợp với các bài tập ngữ pháp và thông qua cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
- Mục trọng tâm ngôn ngữ (Language Focus) nhằm giúp hệ thống hóa, củng cố và luyện tập sử dụng các chức năng ngôn ngữ, các điểm ngữ pháp và từ vựng đã xuất hiện trong bài. Tùy theo nội dung của từng bài tập, GV có thể lựa chọn những loại bài để học sinh có thể thực hiện trên lớp hay hướng dẫn cho các em làm bài tập tại nhà. Tuy nhiên, phần hệ thống hóa, củng cố và
chữa bài là khâu quan trọng. Qua những bài tập này GV có thể rút ra những mặt mạnh và mặt yếu của học sinh và có kế hoạch củng cố, bồi dưỡng thêm cho các em.