Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên theo quan điểm dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 84 - 88)

- Quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn là mắt xích trong hệ thống dây truyền của quá trình dạy học Mỗi tổ chức có chức

3.2.2. Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên theo quan điểm dạy học tích cực

học tích cực

3.2.2.1. Mục đích của giải pháp

Giúp giáo viên nhận thức được việc đổi mới PPDH theo tinh thần dạy học tích cực là một quá trình, trong đó người giáo viên đóng vai trò quyết định. Ngoài việc tham gia các lớp học tập về đổi mới PPDH do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức, người giáo viên phải tự giác học tập qua thực tế giảng dạy trên lớp, qua đồng nghiệp và các tài liệu chuyên môn, nghiệp vụ. Giáo viên nắm chắc điều kiện thực tế của đơn vị để có thể khai thác giúp bản thân thực hiện việc đổi mới PPDH. Biết và tranh thủ được sự ủng hộ từ đồng nghiệp, tổ, khối chuyên môn giúp đỡ mình trong việc đổi mới PPDH, kiểm tra việc giáo viên thực hiện chương trình giảng dạy, quy chế chuyên môn. Đặc biệt là việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo tinh thần dạy học tích cực tại đơn vị. Ghi nhận những thuận lợi, khó khăn của giáo viên trong quá trình dạy học, phân tích, đánh giá xác định trách nhiệm của nhà quản lý, của giáo viên, các bộ phận hỗ trợ đổi mới PPDH để có những biện pháp chỉ đạo thích hợp, đánh giá đúng thực chất hiệu qủa đạt được của việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo tinh thần dạy học tích cực tại đơn vị. Khẳng định và phát huy những ưu điểm của giáo viên trong việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực, động viên đội ngũ khắc phục khó khăn, nỗ lực thực hiện đạt hiệu quả việc tổ chức hoạt động dạy học theo tinh thần dạy học tích cực, phát huy những nhân tố tích cực trong đội ngũ giáo viên, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán trong việc đổi mới PPDH làm nòng cốt để thúc đẩy hoạt động dạy học trong nhà trường, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển năng lực tiềm năng của đội ngũ giáo viên. Trên cơ sở của việc quản lý, kiểm tra, giúp Hiệu trưởng có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ trong năm học để nâng cao tay nghề góp phần thực hiện thành công đổi mới PPDH.

- Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước và tính tất yếu phải đổi mới PPDH, coi việc nghiên cứu đổi mới PPDH phù hợp với đối tượng học sinh là nhiệm vụ của giáo viên, đánh thức tiềm năng ở mỗi học sinh bằng quan điểm dạy học tích cực, phát huy nội lực của người học, kết hợp giữa cách dạy mới và cách học mới. Luật giáo dục năm 2005, điều 5 nêu rõ “Phương pháp giáo dục phải phát huy tư duy sáng tạo của người học…” Để có được tư duy sáng tạo cần bắt đầu từ sự quan sát, phân tích đánh giá sự vật khách quan, tìm ra vấn đề đặt thành giả thuyết và nêu phương án giải quyết. Tư duy sáng tạo bắt nguồn từ những kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc các vấn đề lý thuyết cũng như thực tiễn, cộng với mức độ thành thục các thao tác tư duy Lôgic. Đồng thời huy động mọi phẩm chất ý chí cần thiết của cá nhân như lòng quyết tâm, dũng cảm và sự say mê.

Yêu cầu về phương pháp giáo dục và dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi, cải tiến và vận dụng các hình thức và PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự lập trong hoạt động học tập của học sinh. Đây là những con đường để khắc phục tình trạng thụ động nghe giảng và vùi đầu vào làm bài tập suốt ngày của học sinh, đồng thời đây là cách thúc đẩy học sinh hăng hái tham gia vào quá trình hoạt động trí tuệ, làm quen với logic của khoa học, với quá trình lao động thực tiễn và biết cách ứng dụng lý thuyết vào cuộc sống.

Muốn đạt được yêu cầu tích cực hóa khi giảng bài mới, giáo viên nêu lên những tình huống có vấn đề và cố gắng giúp học sinh tự mình nêu ra được những giả thuyết và cùng nhau kiểm nghiệm. Chẳng hạn khi ra bài tập thì không nêu những bài đã minh họa lại đơn thuần những điều đã học mà nên có thêm những dữ kiện, những tình tiết biến đổi, liên hệ với thực tiễn… để học sinh suy ngẫm, tìm tòi, biết đề xuất, lựa chọn ra những giải pháp tối ưu. Khi ra câu hỏi kiểm tra thì không nên đưa ra những câu ngẫu nhiên, phân tán theo

hướng chỉ đơn thuần kiểm tra sự ghi nhớ của học sinh mà nên hướng theo một chủ điểm đã học và chuẩn bị cơ sở nhận thức để dễ dàng bắt nhập với chủ điểm bài giảng mới.

Thường xuyên tổ chức chuyên đề hội thảo, thao giảng về đổi mới PPDH, coi trọng công tác quản lý của phòng, tổ chuyên môn đưa ra yêu cầu đổi mới PPDH vào hoạt động chuyên môn. Dựa theo đặc điểm học sinh, mục tiêu dạy học, nội dung chương trình và PPDH, định hướng đổi mới có xu hướng ưu tiên áp dụng các PPDH: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác, dạy học theo quan điểm lý thuyết tình huống …

- Quản lý nề nếp giảng dạy của giáo viên: Xây dựng nội quy nền nếp chuyên môn và kế hoạch thực hiện nền nếp ngay từ đầu năm học, lập kế hoạch dạy học, kế hoạch lên lớp, hồ sơ chuyên môn các loại sổ theo quy định (giáo án, sổ tay giáo viên, sổ chuyên môn, sổ ghi đầu bài, sổ điểm, sổ sinh hoạt lớp, nhật ký quản lý).

Tăng cường quản lý việc thực hiện nền nếp giảng dạy của giáo viên thông qua kiểm tra hồ sơ chuyên môn như: Kế hoạch môn học, giáo án, sổ báo giảng, sổ điểm, sổ ghi đầu bài và các loại hồ sơ theo quy định; kiểm duyệt nội dung bài giảng, giúp đỡ bồi dưỡng giáo viên trẻ mới ra trường về phương pháp và nền nếp dạy học, tạo động lực nâng cao chất lượng dạy học.

- Phát động phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong nhà trường nhân các ngày thi đua kỷ niệm chào mừng ngày 20/10, ngày 20/11, ngày 26/3…

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giảng dạy cho từng môn học, tổ chức kiểm tra các điều kiện phục vụ dạy học, xây dựng các quy định về hoạt động giáo dục của giáo viên gồm:

Quy định về chuẩn bị giờ dạy, nghiên cứu soạn bài, xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học, quy định hoạt động giáo dục

trên lớp, kiểm tra kiến thức cũ, truyền đạt kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng, lựa chọn PPDH, đặc biệt vận dụng PPDH theo hướng nâng cao năng lực tự học, óc suy nghĩ sáng tạo của học sinh, sử dụng và khai thác hiệu qủa TBDH.

Quy định kiểm tra đánh giá kết quả dạy học: Kiểm tra bài cũ trước khi vào bài mới, việc ra đề và lựa chọn đề kiểm tra, đề thi học kỳ, chấm bài kiểm tra, bài thi.

Quy định việc xây dựng kế hoạch giảng dạy cho từng môn học, tổ chức kiểm tra, thanh tra giám sát việc thực hiện hoạt động giáo dục của giáo viên.

Thực hiện phân cấp quản lý, xây dựng quyền hạn quản lý chuyên môn, giám sát việc thực hiện quy định hoạt động giáo dục của giáo viên. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình, quy định hồ sơ chuyên môn, lịch trình giảng dạy, dự giờ thao giảng …

Ngay từ đầu năm học, nhà trường chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học, chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo, hội giảng khoa học, xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá xếp loại năng lực giáo viên, xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay.

Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt chuẩn về chất lượng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, khơi dậy sự tin tưởng nơi đồng nghiệp là tiền đề đưa nhà trường đến thành công. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên đối với các tổ bộ môn.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Đề nghị các cấp quản lý cần tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho nhà trường tạo điều kiện để nhà trường thực hiện đổi mới PPDH theo quan điểm dạy học tích cực.

Xây dựng đội ngũ giáo viên tâm huyết, yêu nghề, có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức, lương tâm nhà giáo gắn bó với nhà trường và sự nghiệp giáo dục. Có chính sách khuyến khích, động viên về vật chất lẫn tinh thần đối với cá nhân và tập thể thực hiện tốt việc đổi mới PPDH và tích cực nghiên cứu khoa học. Động viên kịp thời và biểu dương những giáo viên dạy giỏi, có kinh nghiệm, sử dụng làm nòng cốt trong việc dạy học, có biện pháp bồi dưỡng sư phạm nghiệp vụ cho số giáo viên mới ra trường. Chỉ đạo chặt chẽ, đồng bộ từ Ban giám hiệu đến các tổ chuyên môn quản lý hoạt động dạy học của giáo viên theo yêu cầu đổi mới PPDH gắn với nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 84 - 88)