Hiệu quả xã hội và phương pháp xác định hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 30 - 32)

4. Kết cấu của luận văn

1.2.3.Hiệu quả xã hội và phương pháp xác định hiệu quả xã hội

1.2.3.1. Hiệu quả xã hội

Trong thực tế có thể thấy rằng, kết quả đạt được của các hoạt động sản xuất rất đa dạng và phong phú, có thể thu được trên phương diện kinh tế, cũng có kết quả thu được trên phương diện xã hội và môi trường như: giảm thất nghiệp, cải thiện môi trường sinh thái,... do đó hình thành nên các khái niệm hiệu quả xã hội (HQXH) và hiệu quả môi trường (HQMT).

HQXH là tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả mà xã hội đạt được như tăng thêm việc làm, thay đổi phân công lao động, giảm khoảng cách giàu nghèo, tăng cơ hội đến trường… Hay đó là những tác động về mặt xã hội của một phương án sản xuất [29].

Thông thường, HQKT thường đi kèm với HQXH. Vì thế mà hình thành nên khái niệm hiệu quả kinh tế - xã hội. Đó là tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được cả về mặt kinh tế và xã hội. Phát triển kinh tế và xã hội có mối quan hệ mật thiệt với nhau, mục tiêu của phát triển kinh tế là phát triển xã hội và ngược lại. Do đó HQKT và HQXH có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất. Khi nói đến HQKT chúng ta phải hiểu trên quan điểm kinh tế - xã hội [29].

Khi phân tích khía cạnh xã hội của một phương án sản xuất cần chú ý đến các đối tượng mà nó phục vụ. Các tiêu chuẩn xã hội có tính chất tương đối, vì nó phụ thuộc vào từng quốc gia, từng thời kỳ nhưng thường bao gồm các tiêu chuẩn như: phân phối thu nhập, việc làm, văn hóa giáo dục, thay đổi cơ cấu xã hội, ...

- Đánh giá việc phân phối thu nhập dựa vào thước đo phổ biến là tổng sản phẩm trong nước GDP và tổng sản phẩm quốc gia GNP. Phân phối thu nhập hợp lý sẽ tăng mức độ công bằng xã hội, tăng phúc lợi cho tầng lớp có thu nhập thấp.

- Đánh giá khía cạnh dân số, việc làm bằng các chỉ tiêu như cấu trúc dân số, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ chết, tỷ lệ người thoát nghèo, tỷ lệ người bị nhiễm các bệnh xã hội và bệnh hiểm nghèo, ...

- Đánh giá thay đổi cơ cấu xã hội thông qua việc thay đổi tỷ lệ các tầng lớp dân cư trong xã hội như nông dân nghèo, nông dân giàu, lao động thủ công và thương nhân, ...

Việc đánh giá tác động xã hội của một phương án sản xuất có thể được xem xét thông qua các vấn đề như mức độ giải quyết việc làm cho cộng đồng dân cư; khả năng thay đổi các tập quán và phương thức canh tác lạc hậu của người dân; khả năng nâng cao thu nhập và mức độ cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần, y tế, sức khỏe cộng đồng; số người được hưởng lợi từ phương án đó; ...Ngoài ra, còn đánh giá tác động xã hội thông qua khả năng góp phần thỏa mản tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực [35].

1.2.3.2. Phương pháp xác định hiệu quả xã hội

Mỗi phương án sản xuất trong nông nghiệp đều có đối tượng mà nó phục vụ, tức là tầng lớp dân cư được hưởng lợi ích từ phướng án sản xuất. Vì vậy cần phải xem xét sự chấp nhận và tham gia của họ như thế nào. Sự đóng góp đó có đủ lớn để biện minh cho việc sử dụng tài nguyên khan hiếm về mặt xã hội ngoài sự hấp dẫn về kỹ thuật, kinh tế.

HQXH là tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả mà xã hội đạt được như tăng thêm việc làm, thay đổi phân công lao động, giảm khoảng cách giàu nghèo, … Do đó, phương pháp xác định HQXH của một phương án sản xuất là:

- Xác định chi phí sản xuất của phương án sản xuất, bao gồm: tổng chi phí, chi phí trung gian…

+ Tầng lớp dân cư được hưởng lợi.

+ Số lao động được giải quyết việc làm và mức độ giải quyết việc làm xét cả về chiều dài thời gian và tính thời vụ.

+ Mức độ tăng dân trí, việc ổn định dân số, ổn định chổ ở, ổn định xã hội. + Kết quả cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, cải thiện bộ mặt nông thôn. - Cuối cùng xác định hiệu quả xã hội bằng cách so sánh mối quan hệ tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả xã hội đã đạt được .

Tuy nhiên, ở góc độ HQXH nhiều vấn đề khó có thể đo lường bằng con số cụ thể. Do đó, có khi cũng phải chấp nhận đánh giá HQXH dưới dạng định tính.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 30 - 32)