0
Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Quy mô chăn nuôi bò tại các hộ điều tra

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG TRỌT SANG TRỒNG CỎ NUÔI BÒ Ở HUYỆN AN NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 83 -83 )

4. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Quy mô chăn nuôi bò tại các hộ điều tra

Nhằm tìm hiểu số lượng bò bình quân được nuôi ở các nhóm hộ khác nhau và tỷ lệ (%) số hộ nuôi bò ở các quy mô khác nhau, chúng tôi đã tiến hành điều tra vấn đề này, kết quả được thể hiện qua bảng 3.7 và biểu đồ 3.2.

Bảng 3.7: Quy mô nuôi bò của các nông hộ điều tra

(n = 240 hộ) Quy mô Chung Hộ có trồng cỏ Hộ không trồng cỏ Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Từ 1 – 2 con 140 58,09 67 55,83 73 60,33 Từ 3 – 4 con 76 31,54 37 30,83 39 32,23 Từ 5 – 6 con 18 7,47 11 9,17 7 5,79 Từ 7 – 8 con 7 2,90 5 4,17 2 1,65 > 8 con 0 0,00 0,00 0,00 0 0,00 Tổng cộng 241 100 120 100 121 100 BQ/ hộ (con) 2,66 2,76 2,55

Nguồn: Số liệu điều tra, 2007

Kết quả bảng 3.7 và biểu đồ 3.2 cho thấy, số bò nuôi bình quân ở các hộ điều tra là 2,66 con/hộ, phần lớn (58,09%) các hộ chỉ nuôi với quy mô từ 1 – 2 con. Quy mô nuôi càng tăng thì số hộ nuôi càng giảm. Đặc biệt, không có hộ nào nuôi bò ở quy mô trên 8 con .

58% 32% 7% 3% 0% Từ 1 – 2 con Từ 3 – 4 con Từ 5- 6 con Từ 7 -8 con > 8 con

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu đàn bò ở các hộ điều tra

Số liệu ở bảng 3.7 cũng cho thấy, quy mô nuôi của nhóm hộ có trồng cỏ là 2,76 con/hộ, lớn hơn quy mô nuôi của nhóm hộ không trồng cỏ (2,55 con/hộ). Ở quy mô nuôi nhỏ từ 1 – 4 con, nhóm hộ có trồng cỏ có số hộ nuôi ít hơn so với nhóm hộ không trồng cỏ. Trong khi đó, ở quy mô nuôi cao hơn 5 – 8 con thì hoàn toàn ngược lại. Nguyên nhân là do nguồn thức ăn tự nhiên ngày càng giảm, bò bị cấm thả rông, diện tích bãi chăn thả tự nhiện thu hẹp, người dân thiếu vốn. Do đó, những hộ không trồng cỏ đã gặp khó khăn trong việc giải quyết thức ăn cho bò.

Kết quả phân tích trên cho thấy, quy mô nuôi bò phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó được quyết định bởi tiềm lực kinh tế của hộ cũng như phụ thuộc nhiều vào điều kiện của bãi chăn thả và nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Kết quả phân tích cũng cho thấy trồng cỏ chăn nuôi bò là yếu tố có ảnh hưởng đến quy mô nuôi bò của hộ.

NUÔI BÒ

3.4.1.Tình hình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở An Nhơn

Đi đôi với sự chuyển đổi phương thức chăn nuôi bò, tình hình sử dụng đất của nông hộ cũng có sự thay đổi. Khi muốn phát triển chăn nuôi bò theo hướng bán thâm canh, các nông hộ phải dành ra một quỹ đất nhất định để trồng cỏ làm thức ăn cho bò. Tình hình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ của nông hộ được thể hiện ở bảng 3.8 và biểu đồ 3.3.

Bảng 3.8: Tình hình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn giai đoạn 2003 – 2007

Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng số hộ trồng cỏ nuôi bò hộ 3500 5670 7623 8500 8345

Tổng diện tích trồng cỏ ha 176,90 267,70 356,89 360,72 354,67

Đất màu chuyển sang trồng cỏ ha 125,50 213,60 285,75 286,13 282,85

Đất vườn chuyển sang trồng cỏ ha 1,03 1,50 1,67 1,70 1,75

Đất khác chuyển sang trồng cỏ ha 50,37 52,60 69,47 72,89 70,07

BQ diện tích trồng cỏ/hộ ha/hộ 0,05 0,05 0,05 0,04 0,04

BQ diện tích trồng cỏ/con ha/con 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01

Nguồn: [26], [27].

Trồng cỏ làm thức ăn cho bò đã diễn ra ở huyện An Nhơn từ năm 2001. Nhưng trong thời gian đầu, người dân chưa nhận thức đúng về vấn đề này, thêm vào đó bãi chăn thả còn nhiều, phần lớn hộ nông dân đều nuôi bò theo lối truyền thống, chưa quan tâm và đầu tư đúng mức. Vì vậy, diện tích trồng cỏ trong những năm trước đây có tăng nhưng rất chậm. Đến năm 2003, do yêu cầu bức xúc về: bãi chăn thả thu hẹp nhanh chóng, nguồn phế phụ phẩm làm thức ăn cho bò thiếu ổn định, giá cả thức ăn trên thị trường tăng lên. Do đó, để giải quyết nhu cầu thức ăn cho bò và thay đổi phương thức nuôi cho phù hợp với tình hình mới, việc đầu tiên phải làm đó là trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn xanh ổn định cho bò.

Chính vì vậy, một bộ phận nông hộ An Nhơn đã mạnh dạn chuyển một phần đất của gia đình sang trồng cỏ nuôi bò. Họ đã trồng cỏ trên những diện tích đất mà họ cho là các cây trồng khác có hiệu quả thấp. Thêm vào đó, chính quyền địa phương cũng đã có những chính sách hỗ trợ như quy hoạch vùng trồng cỏ, đưa vấn đề trồng cỏ vào nghị quyết,… Cho nên, diện tích trồng cỏ trên toàn huyện đã tăng từ 176,9 ha năm 2003 lên đến 360,72 ha năm 2006. Đến cuối năm 2007, toàn huyện có 13/15 xã, thị trấn trồng cỏ nuôi bò với 354,67 ha đất trồng cỏ, thấp hơn so với năm 2006 là 6,05 ha mà nguyên nhân là do ngập nước trong mùa mưa 2007 đối với diện tích trồng cỏ ven sông và vùng thấp. 2003 2004 2005 2006 2007 0 50 100 150 200 250 300 350 400

Đất vườn chuyển sang trồng cỏ Đất khác chuyển sang trồng cỏ Đất màu chuyển sang trồng cỏ

Tổng diện tích trồng cỏ

Biểu đồ 3.3: Tình hình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn

Kết quả ở bảng 3.8 cũng cho thấy, diện tích cỏ trồng bình quân của mỗi hộ là rất thấp, chỉ có 0,04 ha/hộ. Với mức này thì khó đáp ứng đầy đủ thức ăn cho bò khi hộ mở rộng quy mô chăn nuôi. Tuy nông hộ có tận dụng đất trong vườn, đất hoang,... để trồng cỏ nhưng cũng không được bao nhiêu, toàn huyện chỉ có khoảng 1,03 ha năm 2003 và 1,75 ha đất vườn trồng cỏ năm 2007, chiếm tỷ lệ 0,49 % trong tổng diện tích đất trồng cỏ của huyện. Diện tích trồng cỏ chủ yếu được chuyển đổi từ đất trồng các loại cây hoa màu (ngô, lạc, ...). Đây là những vùng đất xấu, sản xuất các loại cây hoa màu không hiệu quả.

3.4.2. Tình hình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ chăn nuôi bò ở các hộ điều tra

Cùng với thu thập dữ liệu về tình hình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò trên phạm vi toàn huyện, chúng tôi cũng đánh giá tình hình chuyển đổi này ở cấp hộ để tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở An Nhơn. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.9.

Bảng 3.9: Tình hình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở các hộ điều tra Chỉ tiêu BQ chung toàn huyện (sào/hộ) Nhóm hộ điều tra So sánh nhóm hộ điều tra/ toàn

huyện Diện tích

(sào/hộ) Tỷ lệ (%) Diện tích (sào/hộ) Tỷ lệ (%)

1.Diện tích trồng cỏ 0,85 0,86 100 +0,01 +1,18

2.Đất màu chuyển sang trồng cỏ 0,68 0,71 82,56 +0,03 +4,41

a. Chuyển từ đất trồng ngô 2 vụ - 0,16 18,61 - - b. Chuyển từ đất trồng lạc 2 vụ - 0,23 26,74 - - c. Chuyển từ đất trồng lạc - nggô - 0,32 37,21 - - 3.Trồng cỏ trên đất khác 0,17 0,15 17,44 -0,02 -6,25 a. Chuyển từ đất thuê - 0,03 3,49 - - b. Chuyển từ đất hoang - 0,09 10,46 - -

c. Trồng cỏ trong vườn - 0,03 3,49 - - Nguồn: Số liệu điều tra, 2007.

Số liệu bảng 3.9 cho thấy, diện tích trồng cỏ bình quân / hộ được điều tra ở mức thấp chỉ có 0,86 sào/hộ, cao hơn so với bình quân chung toàn huyện nhưng không đáng kể (0,85 sào/hộ), trong đó khoảng 82,56% diện tích đất trồng cỏ được chuyển đổi từ đất trồng màu như: ngô 2 vụ, lạc 2 vụ và lạc xuân – ngô hè. Thực tế, đây là những chân đất xấu (đất hạng 3 và 4), không chủ động được nước tưới hoặc sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả. Đến nay, chưa có hộ nào chuyển đổi đất trồng lúa (đất tốt) sang trồng cỏ. Do đó, năng suất cỏ voi ở các hộ điều tra chỉ đạt 260kg/sào, bình quân chung toàn huyện là 250kg/sào (phụ lục 1.6). Kết quả điều tra cũng cho thấy, diện tích trồng cỏ của hộ cao hơn so với diện tích trồng các loại cây truyền thống là ngô, lạc, mía và sắn (bảng 3.6). Điều đó chứng tỏ người dân đã mạnh dạn chuyển đổi đất màu sang trồng cỏ để giải quyết khó khăn về thức ăn cho bò.

Tuy nhiên, các hộ chỉ chuyển đổi một phần diện tích đất chứ không chuyển đổi toàn bộ, 100% số hộ được phỏng vấn đều trả lời: Họ phải giữ lại một phần đất để tiếp tục sản xuất lương thực và các loại cây hoa màu nhằm giữ vững an ninh lương thực cho gia đình và nghề nấu rượu truyền thống của họ. Phần đất mà họ giữ lại thường là những vùng đất tốt hơn, còn những vùng đất xấu thì họ đã chuyển sang trồng cỏ để nuôi bò.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, lúc đầu các hộ trồng nhiều loại cỏ khác nhau, nhưng sau thời gian (gần 5 năm) thử nghiệm, đến nay 100% số hộ đều trồng cỏ voi. Vì họ nhận thấy cỏ voi thích hợp nhất với các điều kiện về thời tiết, khí hậu và đất đai của vùng này. Nhưng năng suất và sản lượng cỏ voi ở đây còn thấp, trung bình chỉ đạt 500 tạ/ha/năm, trong khi một số vùng đạt từ 700 – 750 tạ/ha/năm [31]. Vì đất chuyển sang trồng cỏ của hộ là đất xấu. Mặt khác, điều kiện thời tiết có khi cũng không hoàn toàn thuận lợi, nên về mùa mưa cỏ bị chết do ngập úng, mùa nắng lại

phát huy hết tiềm năng của nó. Diện tích trồng cỏ chưa đủ lớn, năng suất cỏ còn thấp nên vấn đề thức ăn xanh cho bò vẫn chưa giải quyết triệt để, hiện tại lượng cỏ trồng chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu thức ăn xanh của đàn bò. Do vậy, muốn phát triển ổn định chăn nuôi bò ở địa phương trong thời gian tới, yêu cầu đặt ra đối với chính quyền xã và người dân địa phương là phải tiếp tục quy hoạch các vùng có thể chuyển đổi sang trồng cỏ. Từ đó tăng diện tích trồng cỏ của nông hộ, góp phần giải quyết nhu cầu thức ăn xanh cho bò nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ.

3.5. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG TRỌT SANG TRỒNG CỎ NUÔI BÒ Ở CÁC HỘ ĐIỀU TRA TRỌT SANG TRỒNG CỎ NUÔI BÒ Ở CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sản xuất luôn là đích đến, là mục tiêu mà bất kỳ nhà sản xuất kinh doanh nào cũng mong muốn đạt được. Đối với hoạt động chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò cũng vậy, tất cả các hộ chuyển đổi đều muốn thu được những kết quả có lợi từ hoạt động này. Hiệu quả được các hộ quan tâm nhiều nhất là lợi ích kinh tế.

3.5.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi

Kết quả và hiệu quả sản xuất là thước đo thể hiện năng lực và trình độ sản xuất của hộ. Kết quả và hiệu quả thu được tuỳ thuộc vào sự kết hợp các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu về việc sử dụng chi phí trung gian (IC), tổng giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) và đặc biệt thu nhập hỗn hợp (MI). So sánh kết quả sản xuất giữa nhóm hộ có với nhóm hộ không trồng cỏ nuôi bò; so sánh chi phí sản xuất trung gian, kết quả và hiệu quả sản xuất trồng trọt trên đất dùng để chuyển đổi sang trồng cỏ nuôi bò của hộ. Đồng thời phân tích và lượng hoá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của hộ.

3.5.1.1. Chi phí sản xuất trung gian của hộ

Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng, quyết định đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của hộ. Sử dụng chi phí trung gian hợp lý sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất. Do vậy, muốn đánh giá được hiệu quả của việc chuyển đổi đất sản xuất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò cần phải hiểu

rõ từng khoản mục chi phí trung gian cho hoạt động trồng trọt và hoạt động trồng cỏ. Từ đó so sánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn cho từng hoạt động sản xuất, góp phần lý giải về hiệu quả kinh tế của hoạt động chuyển đổi từ đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò.

a. So sánh chi phí trung gian giữa trồng có với cây trồng khác trên đất chuyển đổi

Kết quả điều tra chi phí trung gian năm 2007 của trồng cỏ và cây trồng khác trên đất chuyển đổi được thể hiện ở bảng 3.10.

Chi phí chủ yếu trong sản xuất ngành trồng trọt là: chi phí giống, phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ lợi phí, tiền thuê máy cày đất, tiền thuê đất, thuê máy thu hoạch và các chi phí biến đổi khác. Trong nghiên cứu này, chúng tôi không tính giá trị phân chuồng vì không có sự trao đổi hay mua bán loại phân này trong nội bộ từng hộ. Đồng thời, khi không tính chi phí đầu vào là phân chuồng cho hoạt động trồng trọt, chúng tôi cũng không tính giá trị phân chuồng do bò sản xuất ra. Vì vậy, khi dùng chi phí để so sánh hiệu quả chuyển đổi thì kết quả cuối cùng có sai số không lớn.

Số liệu từ bảng 3.10 cho thấy: Lạc 2 vụ là cây trồng có chi phí cao nhất, sau đó là lạc đông xuân – ngô hè, đến ngô 2 vụ và cuối cùng là trồng cỏ. Năm 2007, trung bình một hộ đã chi phí cho trồng lạc 2 vụ là 911 ngàn đồng/hộ; trồng lạc xuân – ngô hè là 908,18 ngàn đồng/hộ; trồng ngô là 586,09 ngàn đồng/hộ và thấp nhất là trồng cỏ nuôi bò là 274,08 ngàn đồng/hộ.

Kết quả ở bảng 3.10 cũng cho thấy, trong tổng chi phí biến động 2007 cho trồng cỏ chỉ có 2 khoản chi phí đó là phân ure và tiền thuê đất. Theo tài liệu hướng kỹ thuật trồng cỏ voi của văn phòng Dự Án bò sữa Việt Bỉ, ngoài việc bón lót bằng phân ure còn phải bón lót các loại phân như lân, kali và chỉ bón thúc phân ure sau mỗi lần thu hoạch. Vì vậy, trong tổng chi phí trung gian cho trồng cỏ (274,08 nghìn đồng/hộ) chỉ có 2 khoản chi phí trên là điều hợp lý, đây là lợi thế hơn hẳn về chi phí trung gian của trồng cỏ so với cây trồng khác.

Tuy nhiên, khi khảo sát thực tế chúng tôi thấy người dân trồng cỏ theo lối sản xuất quảng canh là chủ yếu. Giống cỏ là do hộ đi xin của gia đình khác về trồng, bất

người dân chú ý nhiều, trong khi hầu hết loại đất dùng cho trồng cỏ là đất xấu và khó khăn trong việc tưới tiêu.

Nếu so sánh chi phí sản xuất trung gian giữa trồng cỏ với các cây trồng khác trên đất chuyển đổi cho thấy, ngoại trừ chi phí phân ure còn hầu hết các khoản chi phí cho trồng ngô 2 vụ, lạc 2 vụ, lac xuân – ngô hè đều cao hơn rất nhiều so với trồng cỏ (phần lớn là hơn 100%).

Từ kết quả phân tích cho thấy, trồng cỏ có chi phí trung gian thấp hơn nhiều so với cây trồng khác. Nếu chưa đề cập đến hiệu quả kinh tế thì đây là lợi thế đầu tư đối với hộ nông dân An Nhơn khi mà tiềm lực kinh tế của họ còn ở mức thấp.

Bảng 3.10: Chi phí sản xuất trung gian một số cây trồng chính ở các hộ có trồng cỏ để nuôi bò ĐVT:1.000đ/sào Chỉ tiêu Cỏ Trồng Ngô 2vụ Lạc 2 vụ Lạc Đông Xuân – Ngô hè So sánh Ngô/cỏ So sánh Lạc/cỏ Lạc – Ngô/cỏ ± % ± % ± % 1.Thuê làm đất 0 91,58 186,65 161,03 91,58 100 186,65 100 161,03 100 2.Giống 0 41,37 288,88 181,53 41,37 100 288,88 100 181,53 100 3.Ure 179,08 0 39,78 25,14 -179,08 -100 -139,30 -77,79 -153,94 -85,96 4.NPK 0 250,48 0 189,08 250,48 100 0 0 189,08 100 5.Lân 0 0 56,09 22,31 0 0 56,09 100 22,31 100

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG TRỌT SANG TRỒNG CỎ NUÔI BÒ Ở HUYỆN AN NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 83 -83 )

×