Các chỉ tiêu về xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 69 - 70)

4. Kết cấu của luận văn

2.4.7. Các chỉ tiêu về xã hội và môi trường

a. Thời gian chăn bò của trẻ em (giờ/ngày): là số giờ trung bình một ngày mà trẻ em trong hộ phải bỏ ra để chăn bò trong trường hợp có và không trồng cỏ nuôi bò. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ ảnh hưởng của việc trồng cỏ và không trồng cỏ đến thời gian học tập và thời gian làm công việc khác do chăn dắt bò trong ngày.

b. Thời gian gặm cỏ của bò (giờ/ngày): là số giờ trung bình trên một ngày con bò gặm cỏ trong từng trường hợp có và không trồng cỏ. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thời gian mà các thành viên trong gia đình phải bỏ ra để theo dõi, chăn dắt và chờ đợi bò gặm cỏ trong ngày theo mỗi phương thức chăn nuôi bò. Từ đó cho phép đánh giá mức độ ảnh hưởng đến quá trình phân công lao động của hộ do trồng cỏ và không trồng cỏ chăn nuôi bò.

c. Lao động cho chăn nuôi bò của nam, nữ, trẻ em (ngày/năm): là số ngày bình quân mỗi năm do từng loại lao động nam, nữ, trẻ em bỏ ra để chăn bò khi hộ có và không trồng cỏ. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá sự phân công lao động và khai thác lao động của hộ hợp lý hay không do tác động của việc trồng cỏ hay không trồng cỏ nuôi bò.

d. Lượng phân hoá học, lượng phân chuồng sử dụng cho việc trồng trọt và trồng cỏ trong năm (kg/năm). Chỉ tiêu này dùng để đánh giá ảnh hưởng của việc trồng cỏ đến chất lượng đất của địa phương (có hoặc không).

e. Giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững (có hoặc không)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Quá trình chuyển đổi từ đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò được thực hiện hầu hết ở các xã điều tra. Để đánh giá sát thực tình hình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ để nuôi bò ở địa phương, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về vấn đề này trên các lĩnh vực khác nhau và ở các phạm vi khác nhau. Các nội dung nghiên cứu chủ yếu là: tình hình về quy mô nuôi bò của hộ, vấn đề giải quyết thức ăn, diễn biến của quá trình chuyển đổi, kết quả và hiệu quả của quá trình chuyển đổi từ đất trồng trọt sang trồng cỏ để nuôi bò, thu nhập của nông dân từ chăn nuôi bò dưới sự tác động của việc chuyển đổi này, vấn đề tổ chức và quản lý để chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ. Các nội dung trên được đánh giá ở hai cấp khác nhau, đó là cấp huyện và cấp hộ.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w