4. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Nhóm yếu tố kinh tế xã hội
Chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò chịu tác dụng của các yếu tố kinh tế xã hội như vốn, lao động, thị trường tiêu thụ và các chính sách kinh tế.
- Vốn: Mặc dù trồng cỏ ở nước ta chủ yếu tận dụng đất đai, nhưng khi quy mô nuôi bò tăng, đòi hỏi phải đầu tư thâm canh thì nó chịu ảnh hưởng của nguồn vốn.
loại gia súc khác nên không phù hợp với tâm lý của người dân, nhất là người nghèo. Điều này lý giải tại sao ở những vùng sâu xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, mặc dù có nhiều đồng cỏ nhưng rất nhiều hộ lại không nuôi bò [13].
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi bò: Thị trường là yếu tố quyết định sản xuất. Vì vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi bò có ảnh hưởng đến trồng cỏ, nó sẽ kìm hãm sự phát triển của trồng cỏ khi thị trường sản phẩm chăn nuôi bò không ổn định, điều này thể hiện qua các biến động về giá cả và cung - cầu sản phẩm trên thị trường. Vì hiện nay, người nuôi bò không chỉ để tiêu dùng, mục đích chính của họ vẫn là tạo thêm thu nhập, cho nên yếu tố thị trường tác động rất lớn và hết sức quan trọng [35].
- Chính sách kinh tế: Bất kỳ hoạt động nào cũng phải có chính sách phù hợp, nếu chính sách không hợp lý thì nó là yếu tố cản trở và ngược lại nó sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển [15]. Do đó chính sách cũng tác động không nhỏ đến quá trình chuyển đổi đất trông trọt sang trồng cỏ nuôi bò.