Đánh giá chung về sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hộ

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 53 - 55)

4. Kết cấu của luận văn

2.1.3.Đánh giá chung về sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hộ

hưởng đến việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở An Nhơn.

Qua nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của An Nhơn có thể rút ra những kết luận về sự cần thiềt và khả năng khách quan để chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò như sau:

- Chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò là đòi hỏi bức thiết đặt ra từ điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài của nông nghiệp nói riêng cũng như quá trình phát triển kinh tế – xã hội của huyện An Nhơn nói chung. Sự bức thiết này xuất phát từ các khía cạnh sau đây:

+ Hạn chế về quỹ đất cũng như nguồn lực tự nhiên nói chung đối với nông nghiệp trên địa bàn An Nhơn. Bình quân ruộng đất tính cho một khẩu nông nghiệp chỉ

có 650 m2 (Năm 2007), trong khi đó quá trình đô thị hoá và phát triển khu dân cư lại

nhanh chóng trong những năm gần đây làm cho đất nông nghiệp giảm bình quân mỗi năm 100 ha [38]. Điều đó đòi hỏi kinh tế nông nghiệp An Nhơn phải phát triển theo chiều sâu, thâm canh cao và có chất lượng. Thị trường An Nhơn với dân số dự kiến là 250.000 người vào năm 2015, lại gần với thành phố Quy Nhơn, các tỉnh Tây Nguyên mà phần đông các tầng lớp dân cư có thu nhập vào loại tương đối, đang và ngày càng

là một thị trường tiêu thụ lớn về các loại nông sản thực phẩm, trong đó có các sản phẩm từ chăn nuôi bò.

+ Quá trình đô thị hoá nhanh do nhà nước quy hoạch xây dựng các Thị trấn, Thị tứ gây căng thẳng về việc làm cho người nông dân, thêm vào đó là diện tích bãi chăn thả tự nhiên ngày càng bị thu hẹp. Sự chênh lệch về thu nhập giữa các vùng đã tiềm ẩn nguy cơ kém bền vững cho sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Bởi vậy, trồng cỏ nuôi bò theo phương thức bán thâm canh để tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho hộ nông dân An Nhơn là điều cần thiết nhưng phải có hiệu quả.

+ Yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, chống ô nhiễm đất, chống ô nhiễm nguồn nước, cũng như chống sự xâm nhập của các loại hoá chất (phân bón, thuốc sâu)… đòi hỏi phải có quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng hợp lý để tạo nên một nền nông nghiệp bền vững ở huyện An Nhơn.

- Cũng từ sự phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của An Nhơn có thể rút ra những thuận lợi và khó khăn trong chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ như sau:

Thuận lợi: An Nhơn có điều kiện tự nhiên khá phong phú, các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khá thuận lợi theo yêu cầu chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ, đó là:

+ Điều kiện đất đai, lao động cho phép trồng cỏ ở hầu hết ở các xã của huyện. + Trong những năm qua chương trình lai hoá đàn bò đã được Đảng và Nhà nước các cấp quan tâm, kéo theo sự quan tâm đầu tư và phát triển việc trồng cỏ.

+ Nông dân An Nhơn, đã nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc trồng cỏ để nuôi bò.

Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, quá trình chuyển đổi từ đất trồng trọt sang trồng cỏ cũng gặp phải những khó khăn sau đây:

+ Hầu hết lao động trẻ tuổi của An Nhơn thóat ly khỏi địa phương do làm công nhân cho các khu công nghiệp, nhà máy mới mở ra tại địa phương; hoặc do đi làm ăn xa để kiếm thêm thu nhập... Chính vì vậy, phần lớn lao động còn lại trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp ở An Nhơn đều là lao động già.

+ Do tác động của cơ chế kinh tế thị trường, trong những năm qua giá cả các loại sản phẩm từ chăn nuôi bò không ổn định và xuống thấp trong thời gian khá dài. Trong khi đó giá cả thức ăn gia súc lại có chiều hướng tăng lên. Tất cả những điều này

đã hạn chế đến việc phát triển chăn nuôi bò, kéo theo nông dân có lúc không quan tâm trồng cỏ để nuôi bò.

+ Những năm qua, thường hay xảy ra các đợt dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh trên địa bàn An Nhơn, đã ảnh hưởng không nhỏ đến chăn nuôi bò và trồng cỏ nuôi bò.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 53 - 55)