Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện An Nhơn

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 49 - 51)

4. Kết cấu của luận văn

2.1.2.2.Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện An Nhơn

Bảng 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện An Nhơn qua các năm

ĐVT: %

Ngành sản xuất 2003 2004 2005 2006 2007

2. Chăn nuôi 32,34 37,16 36,90 43,32 47,00

3. Dịch vụ nông nghiệp 5,85 4,70 3,96 4,30 4,50

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: [27], [38]

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; An Nhơn có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hoá theo hướng CNH, HĐH. Khai thác những lợi thế đó, những năm gần đây nông nghiệp An Nhơn đang có những chuyển biến đáng ghi nhận. Kết quả phát triển sản xuất nông nghiệp những năm qua có thể khái quát như sau:

Sản xuất nông nghiệp đang tăng trưởng với tốc độ thấp. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm thời kỳ 2003 – 2007 tăng 2,5% /năm (bảng 2.2).

Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 32,34% năm 2003 lên 47% năm 2007, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần từ 61,81% năm 2003 xuống 48,5% năm 2007. Nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng (bảng 2.2). Các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, dịch vụ nông nghiệp phát triển khá toàn diện. Tuy nhiên, với một huyện đồng bằng như An Nhơn thì việc phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản không phải là đơn giản.

a) Trồng trọt

Thời gian qua diện tích gieo trồng cây lương thực tương đối ổn định, dao động trong khoảng từ 18 – 21 nghìn ha. Trong đó lúa ổn định trong khoảng 18 – 20 nghìn ha. Do được tập trung phát triển sản xuất lương thực theo chiều sâu, chuyển vụ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng tỷ lệ giống mới có năng suất cao (85 -90%) nên sản lượng lương thực không ngừng tăng lên, mặc dù diện tích trồng lúa có giảm. Năm 2006, sản lượng lương thực quy thóc là 97.933,3 tấn (tăng 1,3 lần so với năm 2003). Lương thực quy thóc bình quân đầu người đạt 243,9 kg/ người [27]; [38].

Năng suất lúa tăng lên, từ 48,6 tạ/ha năm 2003 lên 51,7 tạ/ha năm 2006. Trong vòng 10 năm gần đây năng suất lúa tăng bình quân gần 3 lần. Sản lượng lúa cũng không ngừng tăng lên. Năm 2006 đạt 94.063,3 tấn; tăng 1,32 lần so với năm 2003 [27]; [38].

Tuy nhiên, một số cây trồng bố trí trên đất xấu thường năng suất không cao và bấp bênh. Do đó cần phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất trồng trọt hợp lý hơn.

b) Chăn nuôi

Những năm qua phát triển chăn nuôi không được thuận lợi, dịch bệnh gia tăng, nhưng nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật và chính sách phát triển chăn nuôi của nhà Nước nên người dân đã biết chuyển dần từ hình thức chăn nuôi mang tính truyền thống, nuôi tận dụng, quảng canh, quy mô nhỏ sang sản xuất chăn nuôi hàng hoá chất lượng cao có quy mô của một gia trại và trang trại ở một số địa phương trong huyện.

Chăn nuôi đang từng bước trở thành một ngành sản xuất chính. Trong đó đại gia súc phát triển ở vùng gò đồi, chăn nuôi gia cầm, tiểu gia súc phát triển ở vùng đồng bằng. Mức tăng bình quân hàng năm của đàn gia súc là 12,8%, trong đó đàn bò tăng 16,81%, đàn lợn tăng 6,9% [26].

c) Dịch vụ nông nghiệp

Trong những năm qua, dịch vụ nông nghiệp huyện An Nhơn chủ yếu phát triển ở các thị trấn, thị tứ và ở khu vực kinh tế tập thể. Gần đây đã hình thành nên loại hình hợp tác xã điện. Dịch vụ nông nghiệp vẫn chủ yếu là cung cấp các yếu tố đầu vào cho các hộ nông dân. Số liệu ở bảng 2.4 cho thấy, trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp ổn định ở mức thấp qua các năm từ 4,5% – 5,5%. Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối vẫn tăng hàng năm [27].

Tóm lại, trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp đã thu được những kết quả khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng khá ổn định, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, sản xuất phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 49 - 51)