Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 117 - 118)

4. Kết cấu của luận văn

4.2.2.Giải pháp về thị trường

- Thị trường là điểm đầu và điểm kết thúc của quá trình sản xuất. Thị trường có vai trò quyết định đến phát triển kinh tế và mở rộng sản xuất kinh doanh. Thị trường có nhu cầu sản phẩm nào thì bắt buộc người nông dân phải đầu tư sản xuất loại sản phẩm đó, chỉ biết rằng loại sản phẩm mà thị trường có nhu cầu phải phù hợp với đặc tính sinh thái và điều kiện tự nhiên tại nơi thị trường cần.

- Trồng cỏ phải nghĩ ngay đến thị trường, trước hết trồng cỏ phải thông qua thị trường ngành chăn nuôi bò và không thể không nói đến thị trường khi lập kế hoạch sản xuất cho trồng cỏ và chăn nuôi bò. Coi trọng thị trường tại chỗ, phát triển thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu bò ra nước ngoài.

Quá trình thị trường hóa hoạt động trồng cỏ ở nông thôn dưới tác động của đòn bẩy tài chính, tiền tệ nó biểu hiện ở các mặt sau:

+ Giải pháp ruộng đất để nông dân có điều kiện tích tụ ruộng đất + Thúc đẩy quá trình lưu thông tự do

+ Nâng dần mặt bằng giá trong quá trình trao đổi sản phẩm trên thị trường + Có khả năng tự điều chỉnh sản phẩm chăn nuôi bò phù hợp với xu thế phát triển của thị trường

- Tổ chức tốt các thị trường mua bán và trao đổi sản phẩm chăn nuôi bò trên khắp các huyện thị, các vùng có khối lượng sản phẩm lớn. Khuyến khích và hướng dẫn các chủ thể sản xuất kinh doanh, các cơ sở sản xuất và hộ nông dân chăn nuôi bò trong vùng, ký kết hợp đồng trao đổi sản phẩm cũng như bán sản phẩm cho các hộ nông dân, các nhà máy, các cơ sở thu mua. Tùy theo quy mô của các cơ sở sản xuất, của nông dân trong từng địa phương mà ký kết hợp đồng thường xuyên, 3 - 5 năm

- Có hình thức thành lập các trung tâm, các tổ hợp chuyên đứng ra thu mua để tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân.

- Công tác thị trường không ai tốt hơn chính là người nông dân nuôi bò tiếp thị, quảng cáo và tìm kiếm thị trường cho chính loại sản phẩm của mình đã làm ra.

- Tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân nếu có khả năng thành lập các hợp tác xã, trạm thu mua, các cửa hàng, trụ sở giao dịch mua bán sản phẩm chăn nuôi bò, để giúp nhân dân có điều kiện bán sản phẩm nhanh, tránh tình trạng rủi ro bất lợi cho người nuôi bò.

- Nhà nước cần có chính sách cụ thể đối với thị trường nông thôn. Các chính sách đó có tác dụng khuyến khích mọi thành phần, mọi tổ chức có thể đứng ra tiếp cận thị trường và mua bán trao đổi cho nhân dân. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy trồng cỏ phát triển.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 117 - 118)