Một số nhận xét rút ra từ nghiên cứu tổng quan

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 43 - 44)

4. Kết cấu của luận văn

1.7. Một số nhận xét rút ra từ nghiên cứu tổng quan

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò như chúng tôi đã trình bày ở trên, có thể thấy rằng:

- Chuyển dịch CCKTNN là một tất yếu khách quan và được tác động bởi các yếu tố bên trong và cả những yếu tố bên ngoài một quốc gia, một vùng, một địa phương .

- Trồng cỏ nuôi bò có vị trí rất quan trọng trong sản xuất và đời sống của nông hộ. Việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ là vấn đề cần thiết do yêu cầu thực tiên đặt ra. Nó cho phép khai thác nguồn lực sẵn có của địa phương, của nông hộ và thúc đẩy chăn nuôi bò phát triển.

- Quá trình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, thị trường, các chính sách kinh tế của nhà nước… Tất cả những nhân tố này tác động khác nhau giữa các vùng, các địa phương sẽ dẫn đến hiệu quả cũng khác nhau.

- Nghiên cứu hiệu quả của quá trình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò cần phải nghiên cứu một cách toàn diện trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Mỗi khía cạnh đều được nghiên cứu bởi các phương pháp và chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau.

- Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của quá trình chuyển đổi từ đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò. Kết quả nghiên cứu chỉ đề cập theo từng khía cạnh, đặc biệt chưa nghiên cứu một cách tổng hợp toàn diện trên địa bàn huyện An Nhơn.

CHƯƠNG II

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w