Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hỗn hợp của hộ từ chăn nuôi bò có

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 99 - 105)

4. Kết cấu của luận văn

3.5.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hỗn hợp của hộ từ chăn nuôi bò có

Sự sai khác về hiệu quả đầu tư vốn giữa các loại cây trồng và trồng cỏ nuôi bò ở mức P < 0,001 cho thấy, mặc dù trồng cỏ nuôi bò có thể mang lại thu nhập cao nhưng cũng đòi hỏi chi phí biến động cao. Lạc 2 vụ là cây trồng có hiệu quả đầu tư vốn cao nhất, có lẽ vì chi phí đầu tư phân bón để trồng lạc là thấp nhất, ví dụ đầu tư phân bón cho cây lạc chủ yếu là lân và vôi bột. Hơn nữa, chi phí thủy lợi cho cây lạc thường thấp hơn cây ngô khoảng 40.000 đồng/sào/năm. Đó chính là lý do trồng lạc có hiệu quả đầu tư đồng vốn cao hơn so với cây trồng khác, kể cả trồng cỏ nuôi bò.

3.5.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hỗn hợp của hộ từ chăn nuôi bò có trồng cỏ trồng cỏ

Để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập hỗn hợp của hộ, chúng tôi đã sử dụng phương pháp hàm sản xuất. Hàm sản xuất được xác định thông qua phương pháp bình phương bé nhất (OLS). Kết quả hàm sản xuất được thực hiện thông qua phần mềm SPSS version 12.0.

a) Xây dựng mô hình: Mô hình được xây dựng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hỗn hợp từ nuôi bò của hộ có trồng cỏ (n =120 hộ).

• Biến phụ thuộc (kết quả chuyển đổi): Y = MI, là thu nhập hỗn hợp từ nuôi

bò của hộ có trồng cỏ (1000 đồng/hộ).

• Các biến độc lập:

- Các biến định lượng:

X1 – Số tháng nuôi bò trong năm 2007 (tháng).

X2 – Vốn đầu tư chuồng trại và thiết bị ban đầu tính cho năm 2007 (1.000 đồng).

X4 – Chi phí thức ăn tinh trong năm 2007 (1.000 đồng). X5 – Chi phí thức ăn thô trong năm 2007 (1.000 đồng). X6 – Chi phí trồng cỏ năm 2007 (1.000 đồng).

X7 – Diện tích đất nông nghiệp (sào). X8 – Chi phí thú y năm 2007 (1.000 đồng). X9 – Trình độ chủ hộ (lớp học).

X10 – Tổng số bò nuôi trong năm 2007 (con). - Các biến định tính:

K – Loại đất chuyển đổi N – Giống bò lai

L – Loại cỏ trồng

* Hàm sản xuất có dạng:

Y = α 1 + α 2*X1 + α 3*X2 + α 4*X3 + α 5*X4 + α6*X5 + α7*X6 + α 8*X7

+ +α 9*X8 +α 10 * X9 +α 11*X10 +α 12*K1 + α 13*N1 + α 14*L1 .

Trong đó: có 3 biến giả :

K1 – Loại đất tốt so với loại đất xấu khi chuyển đổi N1 – Có nuôi bò lai so với không nuôi bò lai

L1 – Loại cỏ trồng

Cơ sở để só sánh của các biền giả là:

- K1 – Loại đất tốt so với đất xấu: Với cách phân hạng đất như quy định của nước ta hiện nay thì những hạng đất khác nhau, điều kiện sản xuất khác nhau sẽ cho năng suất, sản lượng cũng khác nhau. Như vậy, loại đất được chuyển đổi sang trồng cỏ nuôi bò khác nhau sẽ cho năng suất sản lượng cỏ khác nhau dẫn đến thu nhập hỗn hợp từ chăn nuôi bò và hiệu quả chuyển đổi của hộ cũng khác nhau.

- N1 – Bò Lai so với bò Vàng: Trên phương diện lý luận thì nuôi bò lai sẽ cho thu nhập hỗn hợp và hiệu quả kinh tế cao hơn so với chăn nuôi bò Vàng.

- L1 – Loại cỏ trồng: Hiện nay cò nhiều loại cỏ khác nhau với năng suất cũng khác nhau. Theo tài liệu giới thiệu về các giống cỏ của Văn Phòng Dự Án Việt Bỉ thì cỏ voi có năng suất là 200 – 300 tấn/ha/năm. Cỏ Ghinê DT – 58 có năng suất 80 – 150 tấn/ha/năm. Như vậy, các loại cỏ khác nhau có năng suất khác nhau, dẫn đến thu nhập hỗn hợp và hiệu quả của hộ cũng khác nhau.

b) Phương pháp chọn mô hình:

Việc đưa nhiều biến độc lập vào mô hình hồi quy không phải khi nào cũng tốt, trừ khi chúng có quan hệ rất mạnh với biến phụ thuộc. Để đánh giá đúng thực chất tác động của các yếu tố được đưa vào mô hình cho biết kết quả cao nhất, loại bỏ các nguyên nhân ngoài ý muốn, chúng tôi căn cứ vào kết quả kiểm định tương quan (correlations), căn cứ vào kết quả phân tích ở các chương trước và thực tiễn điều tra để xác định các yếu tố quan trọng đưa vào mô hình hồi quy.

Cách thức so sánh chọn lựa dựa vào hai chỉ tiêu sau:

- Dựa vào R, R2, R2a: Hệ số R2 mẫu có xu hướng ước lượng quá cao giá trị R2

tổng thể, R2a (điều chỉnh) được dùng để sữa chữa độ lệch lạc quan của R2 mẫu. R2

a không nhất thiết tăng lên khi nhiều biến được thêm vào mô hình, nó là thước đo sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phù hợp của mô hình hồi quy vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2.

- Số biến ít nhất (Xmin): Đề tài sử dụng phân tích Regression – linaer với các loại trừ theo tiêu chí (enter), thủ tục đưa vào dần (forward), loại trừ dần (backward), … và so sánh để lựa chọn các biến đưa vào mô hình hồi quy.

Sử dụng phương pháp này cũng giúp chúng ta tránh được hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến.

b) Kết quả lựa chọn mô hình:

K1 – Loại đất: Như đã phân tích, loại đất mà các hộ dùng để chuyển đổi sang trồng cỏ nuôi bò chủ yếu là đất xấu, sản xuất các cây trồng khác bấp bênh, không ổn định và không hiệu quả, tập trung là đất hạng 3 và 4. Chính vì vậy, loại đất dùng để chuyển đổi không có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê. Do đó không có nhiều ý nghĩa trong mô hình này.

N1 – Giống bò lai: Kết quả điều tra ở 120 hộ nuôi bò có trồng cỏ và 120 hộ nuôi bò không trồng cỏ đều cho thấy 100% giống bò ở các hộ điều tra là bò lai. Do vậy việc áp dụng kỹ thuật giống bò lai không có ý nghĩa trong mô hình này. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là việc nuôi bò lai không cần phải quan tâm mà cần phải tiếp tục tuyên truyền người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi bò tiên tiến, trong đó có việc áp dụng giống bò lai trong chăn nuôi bò ở nông hộ.

L1 – Loại cỏ trồng: Kết quả điều tra 120 hộ trồng cỏ đều sử dụng giống cỏ voi. Do đó loại cỏ trồng cũng không có ý nghĩa trong mô hình này. Vì nó không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Kết quả xử lý số liệu được thể hiện ở bảng 3.14.

Hệ số xác định (R2) trong mô hình hàm sản xuất được dùng để đo lường sự

biến động của biến phụ thuộc Y do ảnh hưởng của biến độc lập Xi , Di. Hệ số xác định của mô hình là 0,798 cho biết 79,8% biến động của Y là do ảnh hưởng của các yếu tố được chọn đưa vào mô hình, còn lại 20,2% sự thay đổi của Y được giải thích bởi các yếu tố khác chưa đưa vào mô hình. Mức ý nghĩa qua kiểm định F = 43,15 khá

cao (ở mức ý nghĩa α = 0,05 tương ứng với độ tin cậy 95%), như vậy có thể bác bỏ

giả thiết Ho (các biến độc lập Xi không ảnh hưởng đến thu nhập hỗn hợp MI). Điều này có nghĩa là nói chung các yếu tố được đưa vào mô hình đều có ảnh hưởng đến thu nhập hỗn hợp từ chăn nuôi bò của hộ.

hiện ảnh hưởng của các nhân tố khác (không đưa vào mô hình) đến thu nhập hỗn hợp từ chăn nuôi bò của hộ.

Bảng 3.14: Kết quả ước lượng hàm sản xuất

Các biến Hệ số ảnh

hưởng Sai số chuẩn T Sig

R 0,894 R2 0,798 R2 điều chỉnh 0,780 Số quan sát (N) 120 F 43,15 0,000 C – Hệ số tự do 8359,12 450.928,5 0,01 0,985

X1 – Số tháng nuôi bò trong năm 31.516,88 8903,01 0,35 0,001

X2 – Vốn đầu tư thiết bị và ch/ trại 0,88 1,12 0,78 0,435

X3 – Chi phí con giống trong năm 0,16 0,02 7,97 0,000

X4 – Thức ăn tinh -1,53 0,37 -4,10 0,000

X5 – Thức ăn thô 1,27 1,54 0,82 0,411

X6 – Chi phí trồng cỏ -0,40 0,98 -0,41 0,681

X7 – Diện tích đất nông nghiệp -43.626,9 28.977,76 -1,51 0,135

X8 – Chi phí thú y 0,40 2,55 0,16 0,875

X9 – Trình độ chủ hộ (Lớp học) 15.212,86 32.243,24 0,47 0,638

X10 – Tổng số bò nuôi 367.044,6 147.216,9 2,49 0,014

Nguồn: số liệu điều tra, 2007.

Số tháng nuôi bò có ảnh hưởng rất tích cực đến thu nhập hỗn hợp của hộ. Vì vậy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tăng thời gian nuôi bò thêm một tháng thì tạo thêm 31.516,88 ngàn đồng thu nhập hỗn hợp từ chăn nuôi bò của hộ. Tuy nhiên, không thể kéo dài thời gian nuôi mãi được, đến một lúc nào đó sẽ bị lỗ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí chuồng trại và thiết bị ban đầu cũng làm tăng thu nhập hỗn hợp của hộ. Nếu tăng chi phí chuồng trại ban đầu lên 1.000 đồng thì làm tăng thu nhập hỗn

hợp từ chăn nuôi bò của hộ là 0,88 ngàn đồng. Tuy nhiên giá trị này chưa thực sự thuyết phục vì chưa có ý nghĩa thống kê (Sig = 0,435 > 0,05).

Việc tăng chi phí đầu tư giống bò có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ. Nếu các yếu tố khác không đổi, khi tăng 1.000 đồng chi phí đầu tư giống sẽ tạo thêm thu nhập của hộ là 0,16 ngàn đồng (p < 0,05).

Thức ăn tinh làm giảm thu nhập hỗn hợp của hộ, do thức ăn tinh ở các hộ nuôi bò thực chất không phải là thức ăn công nghiệp mà nhiều khi lại là thức ăn tận dụng, kém chất lượng, cho ăn không thường xuyên nên hầu như không tăng hiệu quả chăn nuôi bò. Mặt khác, bò là loại gia súc ăn cỏ, vì vậy nếu thức ăn tinh quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và tăng trọng của bò. Trong mô hình này, khi tăng 1.000 đồng đầu tư chi phí thức ăn tinh sẽ làm giảm 1,53 ngàn đồng thu nhập của hộ (p < 0,05).

Theo kết quả chúng tôi đã phân tích ở trên, trồng cỏ nuôi bò có hiệu qủa hơn hẳn so với nuôi bò không trồng cỏ. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là mức độ đầu tư bao nhiêu mới có hiệu quả. Số liệu trên bảng 3.14 cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi tăng 1.000 đồng chi phí trồng cỏ sẽ làm giảm thu nhập của hộ là 0,4 ngàn đồng. Điều này cho thấy việc xác định mức đầu tư hợp lý là vấn đề hết sức quan trọng. Mặt khác, các nông hộ chủ yếu trồng cỏ trên loại đất xấu, theo lối quảng canh. Do đó, chi phí trồng cỏ tăng thì thu nhập hỗn hợp của hộ giảm xuống

cũng là điều hợp lý. Tuy nhiên giá trị này cũng chưa thực sự thuyết phục vì chưa có ý

nghĩa thống kê (p = 0,681 > 0,05).

Diện tích đất nông nghiệp càng tăng, thu nhập của hộ từ nuôi bò càng giảm. Bởi lẽ khi diện tích đất nông nghiệp tăng lên làm cho diện tích bãi chăn thả tự nhiên giảm xuống. Mặt khác diện tích đất nông nghiệp tăng nhưng đó là tăng diện tích cây trồng không có phụ phẩm làm thức ăn cho bò cũng gây khó khăn cho việc phát triển chăn nuôi bò của hộ. Trong điều kiện nguồn lực tài chính của hộ còn nhiều hạn chế, nếu diện tích đất nông nghiệp của hộ tăng lên sẽ là cạnh tranh với chăn nuôi bò và trồng cỏ nuôi bò của hộ. Do đó thu nhập hỗn hợp từ chăn nuôi bò của hộ giảm khi đất

Số liệu bảng 3.14 cũng cho thấy, tổng số bò nuôi của hộ có ảnh hưởng khá lớn đến thu nhập từ chăn nuôi bò của hộ và đây là nhân tố mang lại hiệu quả cao nhất. Nếu hộ có chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ, cứ nuôi thêm một con bò sẽ làm cho thu nhập của hộ tăng thêm 367.044,6 ngàn đồng. Tuy nhiên, để tăng thêm được một con bò thì thử thách về vốn đầu tư là vấn đề không đơn giản đối với nông hộ An Nhơn. Chính vì vậy, để phát triển quy mô đàn bò đòi hỏi chính quyền địa phương cần phải có các chính sách phù hợp, đặc biệt là chính sách về vay vốn cho nông hộ.

Kết quả điều tra ở 240 hộ chúng tôi thấy, chi thú y đồng nghĩa với việc tăng bổ sung thuốc bổ, tẩy ký sinh trùng cho bò, chi phí chữa bệnh… Vì vậy chi phí thú y có ảnh hưởng tích cực trong việc nâng cao năng suất của bò, tạo ra thu nhập cho hộ nuôi bò. Do đó, khi tăng 1.000 đồng chi phí thú y trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ tạo thêm 0,4 ngàn đồng thu nhập của hộ. Tuy nhiên giá trị này cũng chưa thực sự thuyết phục vì chưa có ý nghĩa thống kê (p = 0,875 > 0,05).

Trình độ chủ hộ có ảnh hưởng rất tích cực đến thu nhập hỗn hợp của hộ. Vì vậy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu trình độ chủ hộ cao hơn một lớp thì tạo thêm 15.212,86 ngàn đồng thu nhập hỗn hợp từ chăn nuôi bò của hộ. Tuy nhiên giá trị này cũng chưa thực sự thuyết phục vì chưa có ý nghĩa thống kê (p = 0,638 > 0,05).

Kết quả phân tích cho thấy, thu nhập hỗn hợp của hộ từ nuôi bò phụ thuộc nhiều yếu tố và trồng cỏ nuôi bò là một trong những yếu tố đó. Kết quả phân tích cũng cho thấy việc xác định mức độ đầu tư cho từng yếu tố đầu vào trong chăn nuôi bò của hộ là hết sức quan trọng và có ý nghĩa trong việc nâng cao thu nhập của hộ từ chăn nuôi bò.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 99 - 105)