Nhóm các chỉ tiêu về kết quả sản xuất của hộ

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 64 - 66)

4. Kết cấu của luận văn

2.4.4.Nhóm các chỉ tiêu về kết quả sản xuất của hộ

- Thu nhập hỗn hợp từ chăn nuôi bò của hộ (MI): Là phần thu nhập thực tế của hộ được tính bằng giá trị tăng thêm của bò đã bán, giá trị tăng thêm của bò hiện tại và giá trị bê con sinh ra trong năm (VA) sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất trung gian (IC). Từ đó so sánh thu nhập của hộ có với hộ không trồng cỏ. Thực hiện chỉ tiêu này nhằm đánh giá sự đóng góp của việc trồng cỏ vào thu nhập hỗn hợp của hộ. Trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp nhằm chuyển đổi có hiệu quả, nâng cao tỷ trọng thu nhập từ nuôi

- Tổng giá trị sản xuất (GO) của hộ: Là phần giá trị sản xuất tạo ra của hộ từ bò đã bán trong năm 2007 và bò đang nuôi hiện tại ở thời điểm điều tra (cuối năm 2007), được tính cụ thể như sau:

Giá trị sản xuất (GO) = GO tăng lên của bò đang nuôi cuối năm 2007 + GO tăng lên của bò đã bán trong năm 2007 + chi phí con giống tính trong năm 2007.

Trong thực tế, người nông dân không có thói quen cân đo trọng lượng của bò vào đầu năm hoặc cuối năm để so sánh mức tăng trọng lượng của bò được nuôi. Giá trị của bò được chúng tôi cùng với hộ định lượng bằng giá trị (cáp giá) vào hai thời

điểm: Thứ nhất vào lúc bò đẻ 6 tháng tuổi (hoặc chi phí mua giống); thứ hai vào thời

điểm bán thịt đối với bò đã bán, hoặc giá trị hiện tại cáp theo giá thị trường của bò đang nuôi. Do đó, GO tăng lên được tính chung cho cả chu kỳ nuôi của mỗi con bò sau đó được phân bổ trở lại theo thời gian nuôi trong năm 2007, cụ thể là :

GO tăng lên của bò năm 2007 = [Giá trị hiện tại (với bò đang nuôi cuối năm 2007) hoặc giá trị bán (với bò đã bán trong năm 2007) – Chi giống ban đầu] x Thời gian nuôi trong năm 2007 / Tổng thời gian nuôi bò.

- Tổng chi phí sản xuất trung gian (IC) cho nuôi bò, gồm những chi phí vật chất đã sử dụng để tạo ra giá trị sản xuất GO của chăn nuôi bò trong năm 2007, bao gồm chi phí giống, chi phí thú y, chi phí thức ăn (không bao gồm chi phí thức ăn cỏ do hộ trồng), chi phí trồng cỏ, chi phí thuê lao động, lãi vay phải trả và các chi phí sản xuất vật chất khác. Riêng chi phí giống cho năm 2007 được tính như sau:

+ Những con do bò mẹ đẻ ra thì không tính chi phí giống. Trong trường hợp này, hộ không trực tiếp bỏ chi phí giống. Theo một số nghiên cứu, đây là giá trị sinh ra từ bò mẹ của chủ hộ nên không cần tính chi phí. Chúng tôi cũng suy luận theo cách này nên xem chi phí giống bò năm 2007 của con bò do bò mẹ đẻ ra là 0.

+ Những con bò mua và bán ngay trong năm 2007, chi phí giống là số tiền thực tế mà hộ đã bỏ ra để mua những con bò này.

+ Những con bò mua trước năm 2007 và đã bán trong năm 2007 hoặc đến cuối năm 2007 vẫn còn nuôi chưa bán thì:

Chi ph gi ngí ố (2007) =

Giá mua x Số tháng nuôi 2007 Tổng số tháng đã nuôi

Theo nhiều nghiên cứu cho rằng: đối với những chi phí tiêu dùng ngay trong nội bộ của hộ và công lao động gia đình không nên tính chi phí này vào chi phí sản xuất trung gian, thông thường một loại vật liệu được sử dụng cho nhiều hoạt động sản xuất của hộ. Đồng thời, các hoạt động của hộ phần lớn diễn ra theo hướng tận dụng lao động gia đình. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm này. Chính vì lẽ đó, trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi không tính công lao động do hộ bỏ ra, không tính giá trị các loại phế phụ phẩm do hộ sản xuất ra để làm thức ăn cho bò và không tính giá trị phân hữu cơ do bò của hộ sản xuất. Do đó, khi đã không tính đầu vào cho hoạt động trồng trọt thì cũng không tính đầu ra cho nuôi bò và ngược lại. Đối với chi phí lao động, do thực tiễn chăn nuôi bò, trồng cỏ ở các nông hộ chủ yếu là tận dụng lao động dư thừa, do đó rất khó khăn trong việc tính toán một cách tách biệt số giờ lao động cho mỗi loại hoạt động của hộ trong ngày. Đồng thời hộ nông dân vừa là người chủ, vừa là người quản lý, vừa là người lao động trực tiếp nên không thể tách riêng tiền lương ra khỏi tiền lãi. Chính vì vậy, trong chi phí trung gian không tính phần đầu tư công lao động của hộ. Với lẽ đó, khi so sánh hiệu quả thì kết quả chung sẽ không có sai số lớn.

Chi phí trung gian (IC) cho trồng cỏ được tính tương tự như các loại cây trồng khác, gồm có: chi phí giống; phân bón các loại; chi phí bảo vệ thực vật; chi phí thuỷ lợi; thuê máy móc; chi phí thuê lao động ngoài (nếu có)… Ở đây chi phí trồng cỏ bao gồm chi phí biến động thực tế trong năm 2007 cộng (+) chi phí trồng mới lần đầu phân bổ cho năm 2007, vì cỏ có chu kỳ sản xuất thường lớn hơn 3 năm.

- Giá trị gia tăng (VA): Là chỉ tiêu thể hiện kết quả của hoạt động sản xuất mà nông hộ đã thực hiện trong năm. Giá trị gia tăng được tính như sau:

VA = GO – IC

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 64 - 66)