Phương hướng chủ yếu

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 113 - 114)

4. Kết cấu của luận văn

4.1.3.Phương hướng chủ yếu

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện An Nhơn lần thứ 17 xác định: "Tiếp tục khơi dậy và phát huy tối đa nguồn nội lực, gắn với việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư phát triển kinh tế và xã hội. Gắn nền sản xuất hàng hóa của An Nhơn với thị trường trong nước, đồng thời mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó lấy xuất khẩu hàng nông sản làm trọng tâm, nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn nhân lực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững, tiếp tục đưa An Nhơn trở thành một trong những huyện có nền kinh tế phát triển ở mức cao"[45].

Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nghị quyết nêu rõ: “Tiếp tục thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ – du lịch, nông nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh tế trong từng ngành, từng vùng lãnh thổ. Ứng dụng rộng rãi khoa học và công nghệ, tập trung mạnh vào các lĩnh vực giống nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ tin học...”[45]

Trên cơ sở phương hướng mục tiêu của nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện An Nhơn, phương hướng và mục tiêu chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn đến 2015 cụ thể như sau:

1. Thúc đẩy quá trình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở khắp các địa phương trong huyện, nhưng trước mắt tập trung ở những vùng có đất đai sản xuất cho năng suất thấp, khó khăn về tưới tiêu. Thực hiện đa dạng hóa về quy mô nuôi bò và quy mô trồng cỏ nuôi bò ở nông hộ. Đưa phương thức chăn nuôi bò có trồng cỏ thực sự trở thành một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả của ngành nông nghiệp huyện An Nhơn trong tương lai.

2. Phát triển trồng cỏ nuôi bò gắn sản xuất, chế biến với thị trường tiêu thụ phải dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể về kinh tế xã hội của huyện An Nhơn và tỉnh Bình Định. Quy hoạch sản xuất nông lâm ngư nghiệp, quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng vật nuôi.

3. Trồng cỏ nuôi bò theo hướng tập trung, chuyên môn hoá, phát triển vùng chuyên canh trồng cỏ. Tìm các loại cỏ phù hợp để chuyển dần diện tích cây lương thực có hiệu quả thấp sang trồng cỏ nuôi bò có hiệu quả kinh tế cao hơn.[43]; [44].

4. Chú trọng phát triển trang trại gia đình, trong đó có loại hình trang trại chăn nuôi bò có trồng cỏ. Đây là loại hình thích hợp nhất với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng cỏ nuôi bò nói riêng, do đó cần khuyến khích để các trang trại gia đình ra đời và trở thành loại hình trang trại chủ lực. Đồng thời khuyến khích các loại hình trang trại khác có quy mô hợp lý. Các cấp chính quyền địa phương quan tâm khuyến khích và hướng dẫn các hộ gia đình nông dân cách thức liên kết, hợp tác để hình thành các loại trang trại nuôi bò có trồng cỏ thích hợp.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 113 - 114)