Tình hình giải quyết thức ăn cho bò ở huyện An Nhơn

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 74 - 76)

4. Kết cấu của luận văn

3.1.3.Tình hình giải quyết thức ăn cho bò ở huyện An Nhơn

Bò là động vật nhai lại, thức ăn của nó rất đa dạng và phong phú, không cạnh tranh với con người. Đa số các loại cây trồng đều có nguồn phụ phẩm có thể làm thức ăn cho bò. Do đó, sự phát triển của ngành chăn nuôi bò cũng gắn liền với diện tích, năng suất một số loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, mía,… và diện tích đất để hoang hoá chưa trồng trọt làm bãi chăn thả. Kết quả điều tra về diện tích cây trồng có phụ phẩm làm thức ăn cho bò ở An Nhơn được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Diện tích một số cây trồng có phụ phẩm làm thức ăn nuôi bò ở huyện An Nhơn ĐVT: ha Loại cây trồng 2003 2004 2005 2006 2007 Lúa 20.299,0 20.315,6 16.978,6 18.200,7 15.733,51 Ngô 744,5 868,5 731,3 849,4 937,48 Sắn 59,5 60,5 124,4 104,3 101,60 Lạc 588,2 723,1 743,8 587,0 639,98 Mía 387,0 248,2 293,6 410,7 410,70

Bãi chăn thả tự nhiên 25,6 19,0 15,8 12,7 9,8

Nguồn: [26], [27].

Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy, diện tích bãi chăn thả tự nhiên ở An Nhơn không nhiều và ngày càng có xu hướng giảm mạnh, năm 2003 là 25,6 ha thì đến năm 2007

vào như cây Dâu, Bông vải, Huỳnh Đàn, hay các trang trại, gia trại… cũng phát triển nhanh chóng. Cùng với chủ trương giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân thì việc sử dụng đất trống đồi núi trọc ngày càng triệt để. Hơn nữa, An Nhơn là huyện có diện tích bình quân đầu người vào loại rất thấp. Tất cả những điều đó làm cho diện tích bãi cỏ tự nhiên làm thức ăn cho bò sẽ còn tiếp tục thu hẹp trong thời gian tới.

Thực tế, diện tích đất dùng cho bãi chăn thả thường là đất xấu, thiếu nước, sử dụng trồng trọt không hiệu quả hoặc không thể sử dụng cho trồng trọt. Vì vậy, năng suất và chất lượng cỏ tự nhiên trên loại đất này cũng thường là rất thấp không đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bò. Do đó, chăn nuôi bò theo phương thức chăn thả tự nhiên ngày càng gặp khó khăn hơn và cần phải có những giải pháp giải quyết thức ăn thích hợp.

Cũng như diện tích bãi chăn thả, diện tích trồng lúa đang giảm dần. Năm 2003 diện tích trồng lúa là 20.299 ha, nhưng đến năm 2007 chỉ còn 15.733,51 ha, giảm 0,78 lần so với năm 2003. Việc giảm diện tích lúa một mặt biểu hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện theo hướng tích cực như đã phân tích ở các phần trên. Nhưng, khi giá các loại thức ăn cho bò tăng cao, bãi chăn thả tự nhiên bị thu hep thì lúa là cây trồng cung cấp thức ăn rơm rạ là hết sức quan trọng lại có chiều hướng giảm xuống.

Khác với sự giảm sút nhanh chóng về diện tích bãi chăn thả và diện tích trồng lúa, diện tích các loại cây trồng như ngô, mía, sắn, lạc tương đối ổn định và tăng chậm.

Do tập trung phát triển sản xuất lương thực theo chiều sâu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới theo hướng thâm canh ngày càng cao nên diện tích một số cây trồng thay đổi qua các năm là không lớn. Các phế phụ phẩm như rơm, rạ, thân ngô, thân lạc,… đang là nguồn thức ăn quan trọng cho đàn gia súc. Tuy nhiên, với quy mô và tốc độ phát triển chăn nuôi đại gia súc như hiện nay thì các nguồn thức ăn phế phụ phẩm này không thể cung cấp đủ. Hơn nữa, hiện tại các phụ phẩm này vẫn chưa được nông dân An Nhơn sử dụng một cách hợp lý trong chăn nuôi bò. Các nguồn phế phụ phẩm

thường thu hoạch có tính thời vụ, song đa số nhiều người dân chưa bảo quản và chế biến để sử dụng lâu dài mà thường dùng tươi khi mới thu hoạch, số còn lại để lãng phí.

Ngoài các nguồn thức ăn chính trên, An Nhơn còn có một số nguồn khác như thân cây chuối, một số loại củ quả khác như đậu tương,… và một số cây bản địa khác như dâm bụt, lá tre, hoặc tận dụng cắt cỏ tự nhiên. Nói chung các nguồn này không lớn và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất của mỗi địa phương. Qua khảo sát chúng tôi cũng thấy các hộ nuôi bò sử dụng từ 1 – 3 chủng loại thức ăn là chủ yếu (phụ lục 1.4).

Từ kết quả phân tích trên có thể thấy, tình hình giải quyết thức ăn cho bò ở An Nhơn đang diễn ra không thuận lợi. Do đó, cần thiết phải tìm một giải pháp thích hợp về thức ăn để phát triển chăn nuôi bò.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 74 - 76)